Trong kinh doanh của các doanh nghiệp, số vòng quay vốn lưu động mang ý nghĩa lớn đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Vậy vốn lưu động là gì? Và cách tính vòng quay VLĐ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất tần tật mọi thắc mắc của bạn.
Vốn Lưu Động Là Gì?
Vốn lưu động ((thuật ngữ tiếng Anh: Working capital, viết tắt WC) có tên gọi khác là tài sản lưu động, có giá trị ngắn hạn như hàng tồn kho, tiền lương, tiền đầu tư hoặc một số vốn ngắn hạn khác. Trong việc kinh doanh, vốn lưu động còn được xem là thước đo tiền mặt hiện có để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp không có nhiều vốn lưu động thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Như chậm lương nhân viên, không có hàng về kho hay việc mở rộng kinh doanh cũng hạn chế.
Công Thức Tính Vốn Lưu Động
Công thức tính vốn lưu động khá đơn giản. Khách hàng có thể áp dụng công thức sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Theo đó:
- Tài sản ngắn hạn: Là loại tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp với thời gian luân chuyển ngắn, tính theo kỳ kinh doanh hoặc 1 năm. Các dạng tài sản ngắn hạn như tiền tệ, các khoản tiết kiệm, hàng hóa, đầu tư ngắn hạn.
- Nợ ngắn hạn: Là các khoản cần phải thanh toán trong 1 năm gồm nợ, các chi phí ngắn hạn…
Công Thức Tính Vốn Lưu Động Bình Quân
Cách tính vốn lưu động bình quân như sau:
Vốn lưu động bình quân = Tổng vốn lưu động 12 tháng/12
Vòng Quay Vốn Lưu Động Là Gì?
Đây được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh. Chỉ số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh càng ổn định và có hiệu quả cao khi sử dụng vốn lưu động.
Ví dụ như doanh nghiệp thực hiện kinh doanh từ bước đầu tiên cho đến khi ra sản phẩm đem bán và thu tiền về để tiếp tục tái sản xuất. Đó có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn thành hết một chu kỳ kinh doanh, hay gọi là vòng quay vốn.
Và ngược lại, nếu chỉ số vòng quay VLĐ thấp, chứng tỏ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đó kéo dài do hiện tượng hàng tồn kho, luân chuyển hàng hóa hay thu hồi vốn chậm. Cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả.
Công Thức Tính Vòng Quay Vốn Lưu Động Chuẩn Xác
Công thức tính sẽ được áp dụng theo cách tính sau:
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân
Trong đó:
- Doanh thu thuần: Là doanh thù còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản chi phí, thuế, chiết khấu…
- Vốn lưu động bình quân: được tính theo năm với công thức lấy lượng vốn lưu động của cả doanh nghiệp chia cho 12 tháng và lấy bình quân.
Ý Nghĩa Của Vòng Quay Vốn Lưu Động Trong Kinh Doanh
Kết quả của việc tính vòng quay vốn lưu động giúp doanh nghiệp xác định mình đang kinh doanh có đạt hiệu quả hay không. Với vòng quay vốn càng lớn bao nhiêu thì chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Bên cạnh đó chi phí bỏ ra có thể giảm hoặc giữ nguyên.
Và ngược lại, nếu vòng quay vốn lưu động thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Số Vòng Quay Vốn Lưu Động Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?
Vì các doanh nghiệp là khác nhau, do đó vòng quay VLĐ cũng có sự khác biệt, không giới hạn con số cụ thể. Các doanh nghiệp nên dựa vào công thức tính vòng quay vốn để đưa ra các phân tích cụ thể. Từ đó định hướng con đường phát triển.
Tuy nhiên vòng quay vốn cũng không phải là phương pháp để đánh giá toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài vòng quay vốn còn cần phải xem xét thêm hoạt động phát triển kinh doanh, tài sản cố định, phương thức sinh lời của vốn…
Tham khảo:
- Giờ làm việc của ngân hàng mới nhất 2023
- Danh sách ngân hàng Trung Quốc tại Việt Nam
Chia Sẻ Cách Quản Lý Vòng Quay Vốn Lưu Động
Để có thể hoạt động kinh doanh phát triển tốt, các doanh ngừng cần luôn cải tiến và nâng cao vòng quay VLĐ. Để làm được điều đó, thì dưới đây là những cách doanh nghiệp có thể áp dụng:
Quản Lý Dòng Tiền Mặt
Cần phải xác định dòng tiền mặt có trong tài khoản của doanh nghiệp là bao nhiêu. Và cách chi tiêu cho các khoản kinh doanh là như thế nào. Việc quản lý tiền mặt giúp doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng và kiểm soát hiệu quả.
Quản Lý Hàng Tốn Kho
Việc thu hồi vốn chậm diễn ra do lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp quá nhiều. Ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh cũng như việc quản lý vốn lưu động. Việc cần làm là nên giảm sự sản xuất tràn lan để tránh việc ứ đọng hàng hóa.
Quản Lý Các Khoản Nợ
Các khoản nợ là sự cản trở khá nghiêm trọng cho vòng quay vốn lưu động. Các doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên mọi khoản công nợ của mình. Khi đến hạn thanh toán, cần liên hệ các đối tác kịp lúc để hoàn thành công nợ theo dự kiến.
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vòng quay vốn lưu động mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn, các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ý nghĩ của vốn lưu động và công thức tính vốn lưu động để có thể quản lý doanh nghiệp của mình tốt hơn.
Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn
Tìm hiểu thêm các kiến thức sau:
- Biên lợi nhuận là gì?
- Lợi nhuận ròng là gì?
- Lãi gộp là gì?
- Tiêu chí đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.