Biên lợi nhuận là con số đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong hay khả năng sinh lời của đơn vị đó. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đánh giá về triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác và đầy đủ nhất về con số này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu biên lợi nhuận là gì?
Công thức tính biên lợi nhuận ra sao?
Lợi Nhuận Là Gì?
Tiếng anh của lợi nhuận là Profit. Theo cách hiểu nôn na: lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong một khoảng thời gian nhất định. Đây được xem là một kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Cũng là tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp.
Xem thêm: Lãi gộp là gì?
Biên Lợi Nhuận Là Gì?
Biên lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận là mức chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán của một sản phẩm. Qua đó mà xác định được mức lãi gộp của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
Biên lợi nhuận tiếng nha là Profit Margon
Profit margin, net margin, net profit margin or net profit ratio is a measure of profitability. It is calculated by finding the net profit as a percentage of the revenue – Theo Wikipedia
Ý Nghĩa Của Biên Lợi Nhuận
Tỷ lệ lợi nhuận là kết quả tính toán được sử dụng chủ yếu để so sánh trong nội bộ đơn vị. Theo đó, con số này sẽ cho thấy tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận thấp cho thấy mức an toàn trong kết quả kinh doanh không cao. Rủi ro cao hơn, doanh số bán hàng của doanh nghiệp giảm dẫn tới lợi nhuận giảm, gây ra thua lỗ.
Tham khảo:
Bên cạnh đó, nó cũng được xem là chỉ số về chiến lược định giá của doanh nghiệp. Và mức độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp đó. Tỷ suất lợi nhuận có thể thay đổi khi chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm thay đổi.
Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận cũng được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để xác định chỗ đứng của mình. Nếu khi vay vốn, ngân hàng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận mong muốn theo quy mô hay loại hình kinh doanh của đơn vị.
Biên Lợi Nhuận Có Vai Trò Gì Trong Kinh Doanh?
Nếu bạn là một nhà đầu tư và đang xem xét đầu tư vào một doanh nghiệp thì thu nhập ròng. Và tỷ suất biên lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm. Bởi từ hai con số này, bạn sẽ có thể đánh giá về triển vọng phát triển của doanh nghiệp đó.
Tham khảo:
Thu nhập ròng là con số phải ánh lợi nhuận ròng của doanh nghiệp khi đã trừ hết tất cả thuế. Và chi phí để trả cổ tức hoặc tái đầu tư,… Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận là con số giúp đem đến cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu suất quản lý. Chỉ số này được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ hoặc % doanh số bán hàng. Thông qua đó bạn có thể so sánh được khả năng sinh lời giữa các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực.
Phân Loại Và Cách Tính Biên Lợi Nhuận (Profit Margin)
Biên lợi nhuận Profit Margin được phân chia ra thành 3 loại. Mỗi loại lại có ý nghĩa và cách tính riêng.
Biên Lợi Nhuận Gộp Và Công Thức Tính Gross Profit Margin
Biên lợi nhuận gộp là chỉ số cho biết lợi nhuận mà công ty thu được từ chi phí bán hàng hay giá vốn hàng bán. Nói cách khác, đây là con số cho thấy hiệu suất sử dụng vật tư. Lao động trong quá trình doanh nghiệp sản xuất. Nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp cao thì sẽ có nguồn tài chính dồi dào để chi tiêu. Và đầu tư cho hoạt động kinh doanh khác như nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
Công thức tính: = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu
Ví dụ: Một công ty có doanh thu trong năm là 1 tỷ VNĐ và tổng chi phí cho lao động, nguyên vật liệu là 500 triệu VNĐ. Vậy biên lợi nhuận gộp của công ty này = (1 tỷ VNĐ – 500 triệu VNĐ)/1 tỷ VNĐ = 50%.
Để có kết quả đánh giá chính xác nhất, tỷ suất lợi nhuận gộp cần phải được xem xét với lợi nhuận ròng. Cùng với đó là cơ cấu nợ vay, vốn chủ sở hữu và định giá cổ phiếu.
Áp dụng kết quả này cũng cần có dự quan sát số liệu trong thời gian dài ( thường từ 3 – 5 năm). Việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro hoặc loại trừ các yếu tố bất thường. Nếu muốn sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp khi đầu tư cổ phiếu. Chỉ nên lựa chọn áp dụng với các doanh nghiệp có tỷ suất biên lợi nhuận ổn định. Hoặc xu hướng tăng trưởng tốt.
Biên Lợi Nhuận Hoạt Động Và Cách Tính Operating Profit Margin
Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách so sánh giữa khoản thu nhập trước thuế + lãi vay và doanh thu bán hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra được mức độ thành công của quản lý việc thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công thức tính : = Lợi nhuận trước thuế (EBIT)/Doanh thu bán hàng
Biên Lợi Nhuận Ròng Và Công Thức Tính Net Profit Margin
Lợi nhuận thu được từ tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đã đóng thuế chi cho doanh thu là biên lợi nhuận ròng. Tỷ lệ này có vai trò dùng để so sánh giữa thu nhập ròng và doanh số. Đây là số liệu chính xác nhất thể hiện hiệu quả trong quản lý của doanh nghiệp.
Công thức tính: = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có thu nhập sau thuế là 500 triệu VNĐ/2 tỷ. VNĐ doanh số bán hàng thì tỷ lệ biên lợi nhuận ròng là 25%.
Tham khảo:
Biên Lợi Nhuận Bao Nhiêu Là Hợp Lý?
Thực tế mỗi lĩnh vực kinh doanh đề có đặc điểm riêng biệt cũng như cơ cấu vốn cũng khác nhau. Chính vì vậy, bạn muốn biên lợi nhuận cao bao nhiêu là tốt thì hãy so sánh đối thủ cùng ngành với bạn.
Ngoài ra, Bạn nên so sánh và đánh giá qua các năm để có những dữ liệu phân tích xu hướng sinh lời. Đồng thời, bạn cần quan tâm đến 2 dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu tốt cho thấy khả năng sinh lời: Các doanh nghiệp mới thường sẽ có biên lợi nhuận ở mức thấp hoặc trung bình và tăng dần theo thời gian. Mặt khác, các đơn vị lâu năm sẽ duy trì được chỉ số sẽ ổn định hơn.
- Cẩn thận với dấu hiệu bất thường: Liên quan đến chỉ số biên lợi nhuận đột ngột giảm.
Một Số Lưu Ý Doanh Nghiệp Cần Nắm Rõ Về Profit Margin
Biên lợi nhuận chỉ đánh giá mức độ sinh lời của một sản phẩm nào đó chứ không đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đo lường một sản phẩm nào đó về mức độ sinh lời điều đó có ý nghĩa sản phẩm này mang tính hiệu quả trong kinh doanh nên chắc chắn sẽ phát triển.
Những yếu tố khác tác động đến lợi nhuận biên:
- Thuế
- Lao động
- Chi phí vật tư
- Lãi vay phát sinh
Phần Kết
Biên lợi nhuận là con số có ý nghĩa đối với cả nhà quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hiểu và nắm rõ con số này sẽ giúp bạn có thể đưa ra những quyết định chính xác và lợi ích kinh tế lớn.
Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn