Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Công Dụng & Vai Trò Của Chính Sách Tiền Tệ

Chính sách tiền tệ (tên tiếng anh là monetary policy) là loại chính sách được áp dụng khá rộng rãi ngày nay để giúp nhà nước ổn định tiền tệ cho nhân dân. Vậy chính sách tiền tệ là gì? Những lưu ý và đặc điểm của nó như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Chính Sách Tiền Tệ Là Gì?

Chính sách tiền tệ là loại chính sách sử dụng những công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để giúp ổn định tiền tệ. Từ đó ổn định và phát triển nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng đất nước.

Chính sách tiền tệ có tên tiếng anh là Monetary Policy
Chính sách tiền tệ có tên tiếng anh là Monetary Policy

Cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách này là Ngân hàng trung ương. Mục tiêu của chính sách này là ổn định giá cả, giảm thất nghiệp và tăng trưởng GDP. Chính sách này có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ. Nên qua đó nó tác động đến tổng sản lượng cung và cầu. Trở thành công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ nước ta.

Chính Sách Tiền Tệ (Monetary Policy) Có Đặc Điểm Gì?

Chính sách tiền tệ có đặc điểm có thể giống như tín dụng thắt chặt hay tín dụng nới lỏng. Khi Fed lo ngại về nền kinh tế đang phát triển quá nhanh hay giá tăng quá nhanh. Fed sẽ thắt chặt các vị thế dự trữ bằng cách bán các chứng khoán của chính phủ để thoát khỏi hiện trạng này. Quá trình này biết đến như rút nguồn dự trữ.

Những đặc điểm về chính sách tiền tệ
Những đặc điểm về chính sách tiền tệ

Ngược lại, khi Fed thấy nền kinh tế tăng trưởng không đủ nhanh hay có thể có nguy cơ suy thoái. Thì sẽ bơm các khoản dự trữ mới vào hệ thống ngân hàng. Bằng cách mua chứng khoán từ các trung tâm giao dịch chứng khoán. Bằng cách mua thay vì bán chứng khoán, Fed sẽ mở rộng thị trường. Thay vì thu hẹp nguồn cung dự trữ ngân hàng. Vì thế sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các ngân hàng đáp ứng các yêu cầu dự trữ. Cũng như hực hiện các khoản vay mới.

Ngoài chính sách tiền tệ ra, Fed cũng có kiểm soát một số tín dụng có lựa chọn để điều chỉnh chi phí tín dụng hợp lý. Bao gồm những yêu cầu bảo chứng đối với các chứng khoán được mua thông qua nhà môi giới – thương nhân và sự thuyết phục tinh thần cao. Nhờ vào đó Fed cố gắng thuyết phục các ngân hàng tiếp tục đi theo các khuyến nghị của Fed qua sức ép không chính thức.

Phân Loại Chính Sách Tiền Tệ

Chính sách tiền tệ được phân chia thành 2 loại. Chính sách tiền tệ mở rộng và Chính sách tiền tệ thắt chặt.

Chính Sách Tiền Tệ Mở Rộng

Chính sách tiền tệ mở rộng hay được gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng. Là loại chính sách mà Ngân hàng Trung ương đã mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường phục vụ cho nền kinh tế, làm lãi suất giảm xuống thấp. Qua đó làm tăng tổng cầu lên, giúp tạo được việc làm cho người lao động. Thúc đẩy đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua đó khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm và thu nhập tăng lên rất nhiều.

Để thực hiện được chính sách tiền tệ mở rộng. Ngân hàng Trung ương thông thường có thể thực hiện một trong ba cách dưới đây:

  • Hạ thấp tỷ lệ dự trữ mặc định.
  • Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu.
  • Mua vào trên thị trường chứng khoán.

Trong một số trường hợp, có thể triển khai cùng lúc 2 hoặc 3 cách.

Trong nền kinh tế vĩ mô, các chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng. Cho nên, chính sách mở rộng này cũng đồng nghĩa với chính sách chống suy thoái.

Chính Sách Tiền Tệ Thắt Chặt

Chính sách tiền tệ thắt chặt hay còn được biết đến là chính sách tiền tệ thu hẹp. Là loại chính sách mà Ngân hàng Trung ương tác động nhằm giúp giảm bớt mức cung tiền trong thị trường kinh tế. Thông qua đó làm tăng lãi suất trên thị trường. Để từ đó thu hẹp tổng cầu, làm giảm mức giá chung.

Thông thường thì chính sách thắt chặt này được áp dụng chỉ khi nền kinh tế của một quốc gia nào đó đã có sự phát triển thái quá, ngày càng lạm phát mạnh. Cho nên, chính sách tiền tệ thắt chặt cũng đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.

Để có thể thực hiện được chính sách này. Ngân hàng Trung ương thường sẽ sử dụng các biện pháp nhằm giảm mức cung tiền qua các cách như là:

  • Tăng mức dự trữ bắt buộc.
  • Bán ra trên thị trường chứng khoán.
  • Tăng lãi suất chiết khấu và kiểm soát chặt chẽ  hoạt động tín dụng…

Căn cứ vào tình hình hoạt động của nền kinh tế. Các mục tiêu của kinh tế vĩ mô theo từng thời kỳ phát triển mà Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 1 trong 2 chính sách tệ tiền nói trên. Nhằm để mang đến được sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước.

Chính Sách Tiền Tệ Có Mục Tiêu Gì?

Tìm hiểu về mục tiêu
Tìm hiểu về mục tiêu

Kiểm Soát Lạm Phát Và Giữ Ổn Định Giá Trị Đồng Tiền

Ngân hàng Trung ương thông qua Chính sách tiền tệ. Được quyền tác động đến sự tăng hoặc giảm giá trị đồng tiền của nước ta. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét ở 2 mặt: Sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Và sức mua đối nội của đồng tiền (bao gồm chỉ số giá cả hàng hoá, dịch vụ trong nước) .

Tuy nhiên, Chính sách tiền tệ nhắm tới sự bình ổn giá trị đồng tiền không đồng nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không. Vì như thế nền kinh tế không phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì việc kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số nhất định) sẽ là sự kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.

Tham khảo: Biên lợi nhuận là gì?

Tạo Việc Làm Và Giảm Tỷ Lệ Thất Nghiệp

Chính sách này dù mở rộng hay thắt chặt đều có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng ít nhiều tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có tỷ lệ thất nghiệp giảm thì buộc phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát gia tăng.

Tăng Trưởng Nền Kinh Tế

Tăng trưởng kinh tế luôn trở thành mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định. Những chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước, để giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định. Đặc biệt là việc ổn định giá trị đồng bản tệ là cực kỳ quan trọng. Nó thể hiện rõ lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đã đạt được một cách hài hòa nhất.

Giữa các mục tiêu trên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ với nhau, không tách rời. Nhưng khi xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể gây mâu thuẫn với nhau hay thậm chí là triệt tiêu nhau. Vì thế để đạt được các mục tiêu trên một cách tốt nhất thì Ngân hàng Trung ương trong khi thực hiện Chính sách này cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Phần lớn Ngân hàng Trung ương các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của loại chính sách tiền tệ này.

Chính Sách Tiền Tệ Có Ảnh Hưởng Gì Đến Nền Kinh Tế?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ (Monetary Policy)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ (Monetary Policy)

Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các nhóm yếu tố sau:

Tính Cạnh Tranh Và Đa Dạng Hóa Thị Trường Tài Chính

Khi một thị trường tài chính ít có sự cạnh tranh qua lại. Thị phần lại tập trung ở các ngân hàng lớn thì khả năng điều tiết của chính sách đa phần sẽ luôn phải chịu các tác động. Sự phát triển của các thị trường khác như là bảo hiểm, chứng khoán, thị trường phát sinh,…Gây tác động to lớn đến chính sách này.

Tình Trạng Tài Chính Của Cá Nhân, Hộ Gia Đình Và Doanh Nghiệp

Khả năng tiếp cận nguồn vốn của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tạo nên tác động không nhỏ tới chính sách của đất nước. Tình hình tài chính ban đầu của các cá nhân và doanh nghiệp đều có sự ảnh hưởng lớn bởi chính sách tiền tệ. Vì thế, nếu các nước có đầu tư và tiêu dùng đa phần dựa trên tiết kiệm. Hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận thì tác động của chính sách này sẽ bị ảnh hưởng tương đối lớn.

Chính Sách Ngoại Hối

Trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn thì chính sách tiền tệ sẽ bị chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi chính sách ngoại hối. Và khả năng thay thế giữa tài sản trong và ngoài nước. Từ đó có thể thấy rằng việc tăng khả năng tiếp cận tới dòng vốn từ nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp bớt đi khả năng phụ thuộc vào tín dụng trong nước. Vì thế sẽ giảm tác động của chính sách lên tổng cầu.

Tình Trạng Đô La Hóa Trên Thị Trường Tài Chính

Tình trạng đô la hóa bằng tiền mặt sẽ hạn chế khả năng đo lường cung tiền ở nền kinh tế. Khi tồn tại tình trạng đó, bên tài sản có và tài sản nợ sẽ dẫn tới rủi ro về chênh lệch loại tiền tệ và mất cân đối kỳ hạn.

Các Công Cụ Của Chính Sách Tiền Tệ

Gồm có 6 công cụ chính cụ thể dưới đây:

Một số công cụ chính dưới đây
Một số công cụ chính dưới đây

Tái Cấp Vốn

Đây là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với những Ngân hàng thương mại. Khi cấp khoản tín dụng, Ngân hàng Trung ương đã tăng lên lượng tiền cung ứng. Bên cạnh đó tạo ra cơ sở của Ngân hàng thương mại, tạo bút tệ. Khai thông khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại.

Tỷ Lệ Dự Trữ Bắt Buộc

Đây là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên cho tổng số tiền gửi huy động. Từ đó nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (còn gọi là cho vay) của các Ngân hàng thương mại.

Nghiệp Vụ thị Trường Mở

Đây là hoạt động của Ngân hàng Trung ương khi mua bán giấy tờ có giá trị ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Điều hòa cung cầu về các loại giấy tờ có giá trị, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại. Từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của những Ngân hàng thương mại dẫn đến làm giảm hay tăng khối lượng tiền tệ.

Lãi Suất Chiết Khấu

Đây là mức lãi suất được ngân hàng Trung ương đưa ra dựa theo mục tiêu của chính sách này trong từng thời điểm nhất định. Và xu hướng biến động lãi suất trong thị trường liên ngân hàng.

Điều này chứng tỏ là khi lãi suất chiết khấu cao nghĩa là Ngân hàng thương mại sẽ đối mặt với nguy cơ ít tiền mặt. Khi khó đáp ứng nhu cầu rút tiền cách bất thường của khách hàng, ngân hàng sẽ có động thái tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt. Từ đó thì nguồn cung tiền trên thị trường sẽ bị giảm ít nhiều.

Tham khảo: Lãi suất chiết khấu là gì?

Hạn Mức Tín Dụng

Là công cụ can thiệp cách trực tiếp mang tính chất hành chính của Ngân hàng Trung ương. Nhằm khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của những tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng còn là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương bắt buộc các Ngân hàng thương mại chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Tham khảo: Rủi ro tín dụng là gì?

Tỷ Giá Hối Đoái

Tỷ giá hối đoái, đây là tương quan sức mua giữa đồng ngoại tệ và nội tệ. Vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa thể hiện là quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái chính là công cụ, đòn bẩy giúp điều tiết cung cầu ngoại tệ. Tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

Tỷ giá hối đoái này tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, tình trạng tài chính. Xuất nhập khẩu hàng hóa, cán cân thanh toán quốc tế, tiền tệ, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất thì tỷ giá hối đoái không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Nhưng ở nhiều nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thì sẽ coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách của họ.

Vai Trò Của Chính Sách Tiền Tệ Đối Với Nền Kinh Tế

Ở nền kinh tế vĩ mô, các chính sách tiền tệ đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng để điều tiết lưu lượng tiền lưu thông trong thị trường. Cụ thể như:

  • Giúp tăng trưởng kinh tế: Đây được xem là mục tiêu hàng đầu của chính sách ở từng quốc gia. Theo đó 2 yếu tố góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng này chính là Số cầu tổng quát và Lãi suất.
  • Giúp kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp: Với chính sách này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng hiệu quả những nguồn lực xã hội. Khi ảnh hưởng tới quy mô sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến việc tạo ra hoặc giảm bớt việc làm cho nhân công. Và điều này sẽ làm giảm/tăng tỷ lệ thất nghiệp.
  • Giúp ổn định giá cả thị trường: bằng cách cân bằng giữa lượng hàng hóa và lượng tiền. Sự ổn định này sẽ tạo nên một môi trường đầu tư ít biến động, thu hút nguồn vốn đầu tư. Và kích thích các doanh nghiệp trong, ngoài nước sản xuất mang lại nguồn lợi cho thị trường.
  • Giúp ổn định lãi suất: khi lãi suất cơ bản được ổn định thì lãi suất tín dụng ngân hàng thương mại cũng sẽ ít biến động hơn. Khi đó xã hội sẽ có được hệ thống lãi suất linh hoạt hơn.
  • Giúp ổn định thị trường  tài chính và ngoại hối: Với chính sách này đóng vai trò hết sức to lớn trong việc ổn định lại thị trường tài chính. Từ đó sẽ giúp chính phủ có được những quyết định chính xác hơn trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

FAQ – Chính Sách Tiền Tệ

Sự Khác Biệt Giữa Chính Sách Tiền Tệ Với Chính Sách Tài Khóa

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng. Tuy nhiên, hai chính sách này có khá nhiều điểm khác nhau, chi tiết được cập nhật sau đây:

Tiêu Chí Chính Sách Tiền Tệ Chính Sách Tài Khóa
Định nghĩa Chúng tôi đã nêu ở phần trên Là việc sử dụng chi tiêu Chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.
Nguyên tắc Thao túng lượng cung tiền để ảnh hưởng đến kết quả kinh tế, tỷ giá đối hoái, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp… Thao túng mức độ tổng cầu trong nền kinh tế để đạt những mục tiêu kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và đáp ứng việc làm đầy đủ.
Công cụ thực hiện chính sách
  • Chính sách tỷ giá đối hoái
  • Lãi suất
  • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Nghiệp vụ thị trường mở
  • Số tiền chi tiêu và thuế của chính phủ
Người tạo chính sách Ngân hàng Trung ương Chính phủ

Chính Sách Tiền Tệ Dưới Chế Độ Tỷ Giá Đối Hoái Là Gì?

Có nghĩa là sự tác động giữa mức tỷ giá đối hoái đối với tính hiệu quả của chính sách tại mỗi một quốc gia. Theo đó:

  • Khi thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ làm hạn chế khả năng của chính phủ trong việc vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập giúp duy trì ổn định nền kinh tế trong nước. Song ở thực tế nhiều chính phủ vẫn muốn chế độ tỷ giá hối đoái cố định vì nó tạo ra sự ổn định.
  • Chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ tạo ra sự ổn định. Nhưng việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm cho việc giữ cho tỷ giá hối đoái cố định sẽ tương đối khó khăn và tốn kém. Và trên hết chính là chế độ này có thể làm cho chính sách trở nên vô hiệu lực.

Như Thế Nào Là Chính Sách Tiền Tệ Thu Hẹp?

Chính sách tiền tệ thu hẹp (có tên Tiếng Anh là contractionary monetary policy). Đây là chính sách được thực hiện bằng việc tăng mức lãi suất cơ bản khác nhau được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương. Hoặc các biện pháp khác nhau nhằm tăng lượng cung tiền trên thị trường.

Mục đích của chính sách này là nhằm giảm lạm phát bằng cách giới hạn đi lượng tiền đang lưu thông trên thị trường hiện tại. Không những thế chính sách này cũng nhắm đến việc khống chế lượng vốn đầu tư. Và đầu cơ không bền vững mà chính sách mở rộng trước đó đã tạo ra.

Chính Sách Tiền Tệ Lạm Phát Có Nghĩa Là Gì?

Thực chất ra nó là chính sách thu hẹp. Trong khi nền kinh tế của quốc gia có sự phát triển cách thái quá, lạm phát ngày một gia tăng thì chính sách này sẽ được áp dụng. Vì thế chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát hay chính sách tiền tệ lạm phát.

Phần Kết

Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách quan trọng góp phần giúp ổn định việc tăng trưởng kinh tế. Trên đây toàn bộ những thông tin chi tiết về chính sách tiền tệ, công cụ cũng như vai trò của chính sách này trong nền kinh tế mà Việt Nam đang áp dụng. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu sâu về vấn đề này nhé.

Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn

4.7/5 - (13 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *