Ở trong nền kinh tế, lạm phát là một phạm trù vốn có. Xuất hiện khi các quy luật về hàng hoá không nhận được sự tôn trọng, nhất là những quy luật lưu thông tiền tệ.
Vậy lạm phát là gì? Xảy ra khi nào và nguyên nhân ra sao? Các biện pháp khắc phục như thế nào? Tất cả thắc mắc này sẽ có đáp án trong bài viết dưới đây cùng BankCredit tìm hiểu nhé.
Lạm Phát Là Gì?
Lạm phát (Tên tiếng anh Inflation rate) là tình trạng mức giá chung tăng một cách liên tục đối với các loại hàng hóa và dịch vụ theo khoảng thời gian nhất định, dẫn đến việc đồng tiền mất giá trị hơn so với trước. Khi mức giá chung tăng lên cao, một đơn vị tiền chỉ có thể mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Do đó lạm phát chính là sự phản ánh của suy giảm sức mua tính trên một đơn vị tiền tệ.
Khi sự việc xảy ra hàng hóa hay dịch vụ mua bán sẽ có dấu hiệu tăng giá chung. Điều này làm mất giá trị tiền tệ, vì cùng một số tiền nhưng không mua được số lượng hàng hóa như trước.
Không chỉ là vấn đề trong nước, mà so với nước ngoài, lạm phát còn kéo theo sự chênh lệch lớn về giá tiền giữa 2 quốc gia.
Với các quốc gia dùng tiền mặt để làm hình thức thanh toán thì lạm phát là hiện tượng kinh tế tự nhiên, sẽ được tính theo đơn vị % và chia làm ba mức độ:
- Tự nhiên: 0 – dưới 10% (mức lạm phát dưới 5% là mức mong muốn của hầu hết mọi quốc gia).
- Phi mã: giao động từ 10% đến dưới 1000%.
- Siêu lạm phát: là mức lạm phát trên 1000%.
Lạm Phát Có Đặc Điểm Gì?
Gồm có 3 đặc điểm chính sau:
- Lạm phát là sự kiện không phải ngẫu nhiên. Sự tăng giá này thường bắt đầu và tăng một cách liên tục, đột ngột. Nhưng cũng có một số trường hợp tăng giá đột ngột không hẳn là lạm phát mà là biến động giá tương đối. Hiện tượng này xảy ra khi các vấn đề cung, cầu không được ổn định trong thời gian ngắn.
- Làm ảnh hưởng chung đến tất cả các mặt hàng và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không riêng một mặt hàng nào cả. Còn biến động giá tương đối chỉ ảnh hưởng một hoặc hai hàng hóa cố định mà thôi.
- Trường hợp lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của một quốc gia hay khu vực trong vài năm liền. Để có thể hạn chế điều này, các quốc gia thường xuyên tiến hành đo lường hằng năm khống chế lạm phát thấp nhất có thể.
Tham khảo:
Phân Loại Lạm Phát
Dựa vào những yếu tố như mức độ hay tính chất mà người ta có thể phân lạm phát thành nhiều loại. Bao gồm:
Dựa Vào Mức Độ
Như đã đề cập ở trên, lạm phát gồm có 3 mức độ chính được đánh giá dựa theo tỷ lệ phần trăm. Cụ thể:
- Lạm phát tự nhiên: Có tỷ lệ từ 0 – <10%. Lúc này nền kinh tế hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống ổn định. Đây cũng là mức mà hầu hết các quốc gia mong muốn.
- Lạm phát phi mã: Có tỷ lệ từ 10 – < 1.000%. Khi mức độ này xảy ra thì giá cả sẽ tăng nhanh, gây biến động nền kinh tế.
- Siêu lạm phát: Tỷ lệ trên 1.000%, xảy ra khi tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Mức độ lạm phát này để lại hậu quả to lớn và khó khắc phục. Tuy nhiên, siêu này lại rất hiếm khi xảy ra.
Dựa Vào Tính Chất
Có 2 loại lạm phát dựa vào tính chất sau đây:
- Theo dự kiến: Xuất hiện do yếu tố tâm lý, dự đoán của cá nhân về tốc độ tăng giá ở tương lai và ở quá khứ. Lạm phát dự kiến ảnh hưởng nhỏ và chỉ tác động điều chỉnh lại chi phí sản xuất.
- Không theo dự kiến: Xuất hiện do các cú sốc từ bên ngoài và tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến dẫn đến bị bất ngờ.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Lạm Phát Là Gì?
Vậy tình trạng lạm phát thường do những nguyên nhân nào dẫn đến?
Lạm Phát Do Cầu Kéo
Được hiểu là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng tăng lên, kéo theo giá cả tăng. Dẫn đến giá cả của hàng hóa khác cũng “leo thang”. Do đó, giá trị đồng tiền trở nên mất giá và phải dùng nhiều tiền hơn để mua hàng hóa.
Lạm Phát Do Chi Phí Đẩy
Chi phí đẩy bao gồm: giá cả nguyên liệu mua vào, tiền lương công nhân, thuế, chi trả bảo hiểm,tiền máy móc… của doanh nghiệp. Khi những chi phí này tăng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng giá sản phẩm bán ra để đảm bảo lợi nhuận. Gây ra hiện trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng theo.
Lạm Phát Do Cơ Cấu
Vấn đề lạm phát này xuất phát từ các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả muốn tăng tiền lương cho nhân viên. Thì các doanh nghiệp khác cũng sẽ tăng theo dù kinh doanh không biết có đạt doanh thu hay không. Vì họ sử dụng cách là tăng giá sản phẩm trên thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho mình.
Lạm Phát Do Cầu Thay Đổi
Khi thị trường xuất hiện việc giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào. Nhưng đó lại là mặt hàng được cung cấp cách độc quyền (như giá điện ở Việt Nam), thì chúng vẫn không thể giảm giá được. Dẫn đến lượng cầu về một mặt hàng khác sẽ tăng lên và đồng thời cũng tăng giá.
Lạm Phát Do Xuất Khẩu
Đây là hiện tượng lạm phát vì tổng cung và tổng cầu mất đi sự cân bằng. Tổng cầu trong và ngoài nước khiến tổng cung không cung ứng đủ. Khi đó, các sản phẩm này sẽ thiếu hụt và bị đẩy giá cả lên.
Lạm Phát Do Nhập Khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng vì thuế hoặc giá cả trên thế giới. Khiến khi bán ra trong nước thì giá cũng tăng theo. Nếu mức giá chung bị đội lên do giá cả của nhập khẩu thì sẽ hình thành lạm phát.
Lạm Phát Tiền Tệ
Nguyên nhân này xuất phát từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng lên, làm phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng thực hiện việc mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước không bị mất giá. Hoặc, có thể là do ngân hàng mua công trái theo nhà nước yêu cầu. Khiến lượng tiền lưu thông tăng lên nhiều.
Đo Lường Tình Trạng Lạm Phát Như Thế Nào?
Những tổ chức nhà nước sẽ tiến hành thu thập dữ liệu và theo dõi sự biến động giá cả của hàng hóa, dịch vụ để đo mức độ này. Tỷ lệ lạm phát sẽ được tính dựa theo mức độ % của chỉ số đo mức giá cả trung bình. Đây là mức giá trung bình của tập hợp các sản phẩm và dịch vụ tổ hợp chung lại với nhau.
Không có một phép tính chính xác nào để đo lường chỉ số lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (tên Tiếng Anh là consumer price index) hiện là thước đo phổ biến nhất khi muốn đo lường mức độ. Các loại hàng hóa dịch vụ đa số đều dùng CPI để đo chỉ số giá cả.
Lạm Phát Có Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đối Với Nền Kinh Tế?
Việc lạm phát khiến giá trị tiền tệ bị suy giảm, và sẽ có những hạn chế lớn khi mang tiền so sánh với quốc gia khác. Nền kinh tế cũng cần nhiều tiền hơn để phát triển, khi không đủ thì việc kinh tế gặp khó khăn là điều tất yếu.
Ảnh Hưởng Tích Cực
Khi ở mức độ lạm phát tự nhiên với tỷ lệ 2 – < 10% sẽ không gây hậu quả cho nền kinh tế. Hơn nữa chúng cũng mang lại nhiều lợi ích đáng kể như: kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư và giảm thất nghiệp trong xã hội vì nhờ giá cả tăng đều và ổn định.
Bên cạnh đó, còn cho phép chính phủ thêm khả năng lựa chọn công cụ. Nhằm kích thích đầu tư vào các lĩnh vực kém ưu tiên qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhập. Và những nguồn lực trong xã hội theo định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, đây lại là công việc khá khó khăn và đầy mạo hiểm nếu như không chủ động thì dễ gây nên hậu quả xấu.
Ảnh Hưởng Tiêu Cực
Làm gia tăng về giá cả của các mặt hàng khiến đồng tiền trở nên mất giá. Dẫn đến nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, an sinh và xã hội. Lạm phát tăng nhanh và không kiểm soát thì việc vay tiền, đầu tư dễ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Điển hình là lãi suất tăng lên dẫn đến kinh tế của quốc gia đó chịu suy thoái và gia tăng tình trạng thất nghiệp. Từ đó, dẫn đến việc đi vay mượn bên ngoài, sinh ra những khoản nợ của quốc gia.
Việc lạm phát tăng cao còn làm cho đồng tiền quốc gia mất giá hơn so với ngoại tệ, nợ công của nhà nước bị tăng lên rất nhiều. Tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.
Các Biện Pháp Kiểm Soát Lạm Phát Đang Được Áp Dụng
Cơ quan quản lý tài chính quốc gia sẽ gánh vác trách nhiệm trong việc kiểm soát lạm phát. Và dưới đây là 1 số biện pháp mà họ thường áp dụng.
Giảm Bớt Lượng Tiền Lưu Thông Trong Nước
- Chính sách này thắt chặt khi các ngân hàng trung ương tăng thêm lãi suất quỹ liên bang. Và nới lỏng khi các ngân hàng trung ương hạ lãi suất quỹ liên bang.
- Trong một môi trường thắt chặt chính sách. Việc giảm cung tiền là yếu tố giúp làm chậm hoặc giữ nội tệ khỏi lạm phát.
Chính Sách Tài Khóa
- Chính sách tài khóa – thuế thu nhập sẽ cao hơn làm giảm áp lực chi tiêu, cầu và lạm phát.
- Chính phủ có thể thực hiện tăng thuế (như là thuế thu nhập hay thuế VAT) và cắt giảm chi tiêu. Điều này nhằm cải thiện ngân sách của chính phủ và giúp giảm nhu cầu trong nền kinh tế.
- Hai chính sách này đều giảm lạm phát bằng cách giảm sự tăng trưởng tổng cầu. Nếu tăng trưởng kinh tế trở nên nhanh chóng, giảm tốc độ tăng trưởng của AD có thể làm giảm áp lực lạm phát mà không hề gây ra suy thoái.
Chính Sách Tiền Tệ
Đây là biện pháp được chính phủ các quốc gia sử dụng phổ biến nhất để kiểm soát tình trạng lạm phát:
- Chính sách tiền tệ – Lãi suất cao hơn: Nhằm làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế. Khiến tăng trưởng kinh tế thấp hơn và lạm phát cũng hạ xuống.
- Đóng băng tiền tệ: Đây là hành động thực hiện bởi ngân hàng hay công ty môi giới nhằm chặn một số giao dịch xảy ra trong tài khoản. Thường thì mọi giao dịch đang mở sẽ bị hủy đi và séc được trình bày trên tài khoản bị đóng băng sẽ không được chấp nhận. Dù thế, chủ tài khoản vẫn có thể thực hiện nộp tiền vào tài khoản.
- Cải cách tiền tệ: Đây là biện pháp cải cách kế toán, tiến sâu vào ngân hàng trung ương, cung ứng tiền tệ và chính sách tiền tệ. Ảnh hưởng đến việc tiền được tạo ra và tiêu hủy. Yếu tố nào tạo nên thước đo đáng tin cậy cho tăng trưởng kinh tế và thước đo cho thu nhập quốc dân.
Tăng Quỹ Hàng Hóa Tiêu Dùng Nhằm Cân Với Tiền Trong Lưu Thông
Khi những thứ khác đều trở nên bình đẳng, lạm phát làm giảm đi số lượng hàng hóa. Hoặc dịch vụ mà bạn có thể mua được với cùng một số tiền, Nghĩa là các nhà đầu tư phải tự tìm cách chủ động tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với tỷ lệ lạm phát hiện tại.
Một Số Thắc Mắc Liên Quan Đến Lạm Phát
Chỉ Số Lạm Phát Tại Việt Nam Hiện Nay Là Bao Nhiêu?
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê (TCTK). Lạm phát cơ bản bình quân của Việt Nam quý I/2021 tăng thêm 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Lạm Phát Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Những Mặt Hàng Nào?
Sẽ gây ảnh hưởng chung đến tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ trong cùng một nền kinh tế chứ không riêng một mặt hàng nào.
Lạm Phát Và Thất Nghiệp Có Mối Quan Hệ Gì Không?
Theo cơ bản 2 cái này sẽ có mối quan hệ ngược chiều. Cụ thể:
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao dẫn đến tỷ lệ xuống thấp.
- Tỷ lệ thất nghiệp giảm thì sẽ làm lạm phát tăng.
Tìm Hiểu Các Khai Niệm Khác Về Lạm Phát
- Giảm phát: Đây là sự sụt giảm trong mức giá chung của một nền kinh tế.
- Thiểu phát: là mức ở tỷ lệ rất thấp. Tại Việt Nam, nhiều người nhầm lẫn giữa thiểu phát với giảm phát.
- Siêu lạm phát (trên 1000%): Đây là tình trạng lạm phát cao nhất. Tác động xấu và phá hoại nền kinh tế, vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát.
- Tái lạm phát: Là sự nỗ lực nâng cao mức giá chung để có thể chống lại áp lực giảm phát.
Phần Kết
Trên đây là tất cả những thông tin giải đáp cho câu hỏi lạm phát là gì? Có thể thấy rằng lạm phát vừa tác động tiêu cực, vừa tác động tích cực vào nền kinh tế quốc gia. Do đó cần phải có chính sách điều tiết thật hợp lý để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn