Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Ý Nghĩa, Cách Tính Mới Nhất

Các doanh nghiệp nếu muốn kiểm soát tốt các khoản nợ phải thu thì việc cần làm đó là xác định được hệ số vòng quay phải thu của mình. Và nếu các bạn vẫn chưa biết rõ vòng quay khoản phải thu là gì? bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn. Cùng BANKCREDIT tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Xem thêm:

Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì?

Vòng quay khoản phải thu có tên tiếng anh là Receivable turnover ratio, được hiểu là một cách tính trong kế toán. Giúp kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi các khoản thu và nợ của khách hàng.

Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì?
Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì?

Mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi cấp tín dụng cho khách hàng có thể được dựa vào chỉ số này để đưa ra đánh giá khách quan. Bên cạnh đó còn thể hiện được khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Việc tính chỉ số vòng quay có thể thực hiện theo tháng/quý/năm.

Xem thêm:

Công Thức Và Cách Tính Số Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu

Công Thức

Doanh nghiệp có thể áp dụng công thức tính đơn giản dưới đây:

Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán nợ ròng / Trung bình khoản phải thu

Trong đó:

  • Doanh thu bán chịu ròng: Là doanh số doanh nghiệp bán được trong năm được xác định bằng tín dụng (bán chịu). Doanh thu này được tính bằng việc dùng tổng doanh số trừ đi các khoản phụ cấp, các khoản lãi khác.
  • Trung bình khoản phải thu: là tổng số trung bình cộng của các khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ.

Cách Tính Số Vòng Quay Khoản Phải Thu

Thứ tự tính toán của chỉ số vòng quay sẽ được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Tính doanh thu bán nợ ròng = Tổng doanh thu bán nợ trong kỳ đó – Khoản doanh thu bán nợ mà khách đã thanh toán bằng tiền mặt.
Doanh nghiệp chỉ cần dựa vào công thức này để tính được
Doanh nghiệp chỉ cần dựa vào công thức này để tính được
  • Bước 2: Tính trung bình khoản phải thu = Trung bình cộng của khoản phải thu đầu kỳ và khoản phải thu cuối kỳ.
  • Bước 3: Tính hệ số vòng quay khoản phải thu = Kết quả bước 1/ Kết quả ở bước 2.

Ví Dụ Về Cách Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu

Sau khi kết thức năm tài chính, công ty ông A có khoản phải thu 230 triệu VNĐ trong bảng cân đối tài chính. Tổng doanh thu tín dụng cho năm tài chính là 750 triệu VNĐ và doanh thu bán hàng 270 triệu VNĐ. Trong bảng cân đối kế toán năm ngoái của công ty ông A cho biết giá trị các khoản phải thu là 250 triệu VNĐ.

Ta có:

  • Doanh số bán chịu ròng là: 750.000.000 – 270.000.000 = 480.000.000 VNĐ
  • Trung bình các khoản phải thu là: (230.000.000 + 250.000.000)/2 = 240.000.000 VNĐ
  • Hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty A = 480.000.000/240.000.000 = 2

Như vậy: Công ty ông A phải thu các khoản thu của mình 2 lần/năm (180 ngày/lần). Hay hiểu cách khác là thời gian ước tính để công ty ông A thu tiền mặt là 180 ngày trong trường hợp bán chịu.

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Số Vòng Quay Khoản Phải Thu

Doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu, giống như khách hàng đi vay tiền mà không lấy lại được khoản tiền gốc và lãi. Và ý nghĩa của vòng quay phải thu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp và công ty:

Hệ Số Ở Mức Cao

Hệ số của vòng quay ở mức cao thể hiện sự hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ và các khoản thu. Bên cạnh đó còn chứng tỏ được doanh nghiệp không có nhiều nợ xấu. Và đảm bảo việc giải phóng hạn mức tín dụng sau này.

Chỉ số này có nhiều lợi ích với nhiều doanh nghiệp
Chỉ số này có nhiều lợi ích với nhiều doanh nghiệp

Không những thế, khi hệ số vòng quay cao cũng đưa ra được những đánh giá ban đầu về hoạt động của doanh nghiệp này dựa trên tiền mặt. Và doanh nghiệp hay công ty cũng rất thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này ngăn chặn được những rủi ro cho các khoản nợ khó đòi. Nhưng dễ khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu, không hài lòng về dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Để hạn chế điều đó, doanh nghiệp, công ty cần mềm mỏng hơn trong các chính sách. Đem đến trải nghiệm thú vị cho khách hàng của mình.

Hệ Số Ở Mức Thấp

Việc hệ số vòng quay khoản ở mức thấp cho thấy doanh nghiệp đó hiệu quả thu hồi nợ kém ở các chu kỳ tháng/quý/năm. Chứng tỏ chính sách tín dụng của doanh nghiệp không tốt hay khách hàng không có khả năng thanh toán.

Doanh nghiệp nên thay đổi chính sách tín dụng và thay đổi thời gian thu hồi tín dụng để kích thích nhằm tăng vòng quay các khoản phải thu. Bên cạnh đó cũng nên thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng.

Vòng Quay Khoản Phải Thu Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?

Mỗi doanh nghiệp đều có những khoản kinh doanh khác nhau. Do đó chỉ số vòng quay cũng khác nhau. Vì thế không thể xác định chính xác vòng quay bao nhiêu là tốt nhất cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên so sánh số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán công nợ phải thu để đưa ra bảng đánh giá bản hiệu quả trong việc thu hồi các khoản phải thu và nợ của khách hàng.

Hạn Chế Của Chỉ Số Vòng Quay Khoản Phải Thu

Chỉ số vòng quay cũng là điều quan trọng để doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp. Tuy nhiên hệ số này không phát hiện hoặc xác định được các tài khoản cũng như khách hàng nợ xấu cũng cần xem xét cụ thể. Hay những tài khoản, khách hàng thiếu nợ quá hạn.

Các khoản thu này có thể thay đổi cả năm nên khi tính hệ số vòng quay cũng rất khó mà chính xác hoàn toàn. Vì thế doanh nghiệp nên so sánh chỉ số này với các sản phẩm có độ tương đồng nhau. Các doanh nghiệp cùng ngành và quy mô để điều chỉnh chính sách thích hợp nhất.

Kết Luận

Bài viết trên đây đã cung cấp rất chi tiết về hệ số vòng quay khoản phải thu – một hệ số quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ lưu ý và luôn đưa ra những tính toán. Và chính sách chính hợp lý, giúp doanh nghiệp ngày một phát triển tốt.

Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn

5/5 - (1 bình chọn)