Ủy nhiệm chi là gì? Cách viết UNC ngân hàng mới nhất trong năm 2022

Ủy nhiệm chi là một lệnh được các chủ tài khoản sử dụng rất phổ biến trong những giao dịch của mình. Ủy nhiệm chi sẽ do khách hàng tự lập, điền thông tin cũng như ký tên vào mẫu mà các ngân hàng quy định. Đây sẽ là căn cứ để ngân hàng có thể trích tiền từ người lập ủy nhiệm chi để có thể trả cho người hưởng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết cho các bạn.

Xem thêm:

Ủy nhiệm chi được sử dụng phổ biến trong các giao dịch ngân hàng
Ủy nhiệm chi được sử dụng phổ biến trong các giao dịch ngân hàng

ỦY NHIỆM CHI [UNC] LÀ GÌ?

Ủy nhiệm chi hay còn được gọi là lệnh chi là sự ủy quyền của người lập lệnh chi cho ngân hàng. Từ đó ngân hàng có thể trích tiền trong tài khoản người lập lệnh trả cho người thụ hưởng.

Tham khảo:

Người lập lệnh phải tự điền và ký vào mẫu thông tin có sẵn tại các ngân hàng. Người được ủy quyền là ngân hàng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản người lập lệnh chi để trả cho người được thụ hưởng. Hoạt động này của ngân hàng được coi là những dịch vụ cung cấp cho khách hàng và có thu phí.

MẪU ỦY NHIỆM CHI DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

Lệnh chi được sử dụng để chuyển tiền hay thanh toán tiền giữa 2 tài khoản khác trong trong cùng một ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng lệnh chi để thanh toán thì số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của người được thụ hưởng.

Còn nếu trong trường hợp khách hàng dùng lệnh chi để chuyển tiền trong cùng ngân hàng thì số tiền chuyển sẽ được chuyển vào tài khoản của người hưởng. Nếu khách hàng dùng lệnh chi chuyển tiền khác ngân hàng thì người lập lệnh sẽ phải trả cho người được hưởng thông qua tài khoản chuyển tiền phải trả. Lệnh chi thường có 2 liên, một liên được ngân giữ và một liên sẽ được đóng dấu từ ngân hàng trả lại cho khách hàng giữ.

Lệnh chi dùng để thanh toán tiền giữa những tài khoản khác nhau
Lệnh chi dùng để thanh toán tiền giữa những tài khoản khác nhau

NHỮNG LƯU Ý KHI GIAO DỊCH ỦY NHIỆM CHI TẠI NGÂN HÀNG

Khi ngân hàng nhận được lệnh chi từ khách hàng thì sẽ phải tiến hành xác nhận tính hợp pháp của lệnh chi. Tiếp đó ngân hàng sẽ phải kiểm tra được khách hàng có đủ khả năng thanh toán khoản tiền đó hay không. Trong trường hợp số tiền khách hàng gi trên lệnh chi vượt quá số tiền có trong tài khoản thì ngân hàng sẽ thông báo và trả lại giấy tờ cho khách hàng.

Sau khi tiến hành kiểm tra nếu lệnh người lập lệnh chi hợp lệ thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán số tiền ghi trên lệnh cho người thụ hưởng. Số tiền này sẽ được lấy từ trong tài khoản của người lập lệnh chi. Đối với những lệnh chi không có tính hợp lệ hay hợp pháp thì ngân hàng cũng sẽ từ chối thực hiện lệnh chi và trả lại giấy tờ cho người lập lệnh.

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT MẪU GIẤY ỦY NHIỆM CHI CHÍNH XÁC [MỚI 2022]

Cách viết ủy nhiệm chi khá đơn giản và nhanh chóng
Cách viết ủy nhiệm chi khá đơn giản và nhanh chóng

Cách viết lệnh chi khá đơn giản. Tại ngân hàng đã có những mẫu lệnh chi được in sẵn. Hãy làm theo hướng dẫn sau để viết lệnh chi chính xác nhé.

UNC phần kế toán doanh nghiệp

Tại phần kế toán doanh nghiệp gồm một số mục có sẵn. Khách hàng hãy điền những thông tin chính xác lên mẫu có sẵn trên lệnh chi:

  • Ngày, tháng, năm: Khách hàng ghi rõ ngày tháng thực hiện giao dịch
  • Đơn vị trả tiền: Tên công ty của khách hàng.
  • Số tài khoản: Khách hàng ghi số tài khoản của công ty chuyển tiền.
  • Tại ngân hàng: Khách hàng ghi tên ngân hàng mà mình thực hiện giao dịch này.
  • Đơn vị thụ hưởng: Tên công ty hay người được nhận tiền thanh toán.
  • CMT/ Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, điện thoại: Khách hàng bỏ trống phần này.
  • Tại ngân hàng: Tên ngân hàng của đối tác.
  • Số tiền bằng số: Khách hàng ghi chính xác số tiền chuyển bằng số.
  • Số tiền bằng chữ: Khách hàng ghi số tiền trên thành chữ viết và kết thúc bằng “./”.
  • Nội dung: Khách hàng ghi nội dung thanh toán.
  • Đơn vị trả tiền, chủ tài khoản: Giám đốc ký tên và đóng dấu công ty tại chữ ký.

Phần ngân hàng ghi UNC

Ngoài phần ghi dành cho khách hàng thì nhân viên ngân hàng sẽ có phần ghi ủy nhiệm chi riêng. Khách hàng bỏ trống phần ghi của ngân hàng:

  • Số bút toán: Nhân viên ngân hàng ghi số bút toán tại mục này.
  • Loại tiền: VNĐ.
  • Tài khoản ghi nợ.
  • Tài khoản ghi có.
  • Kế toán ký và đóng dấu.

Ủy nhiệm chi Acb, ủy nhiệm chi Vietcombank, ủy nhiệm chi Bidv, UNC Sacombank,…

Ưu điểm của thanh toán mẫu ủy nhiệm chi

Lệnh chi là một phương thức thanh toán rất hữu dụng
Lệnh chi là một phương thức thanh toán rất hữu dụng

Lệnh chi là một phương thức thanh toán đơn giản và không hề phức tạp. Người được thụ hưởng sẽ không phải phụ thuộc vào thời gian mà người trả tiền có thể chi trả. Bên lập lệnh chi có thể ủy nhiệm cho ngân hàng có thể tiến hành giao dịch trực tiếp với người hưởng. Và các quá trình thanh toán bằng lệnh chi này được diễn ra nhanh chóng, bảo mật và rất an toàn.

Tuy nhiên nếu trong tài khoản của người lập lệnh không có đủ số tiền thanh toán thì sẽ gây gián đoạn trong quá trình thanh toán. Vì vậy trước khi lập lệnh chi thì người lập lệnh nên kiểm tra số dư trong tài khoản của mình. Khách hàng sẽ mất một khoản tiền cho ngân hàng để tiến hành giao dịch.

QUY TRÌNH THANH TOÁN ỦY NHIỆM CHI (UNC)

Quy trình thanh toán sẽ bao gồm 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Người trả tiền cần lập ủy nhiệm chi thông qua ngân hàng khi có nhu cầu. UNC cần phải ghi đầy đủ cụ thể đúng theo mẫu của pháp luật quy định, tức theo ngân hàng.
  • Bước 2: Được phục vụ bởi ngân hàng. Thao tác thủ tục tiền hành được lập lệnh UNC cho người nhận được ngân hàng thực hiện.
  • Bước 3: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sẽ tiến hành làm thủ tục thanh toán nhanh chóng. Giao dịch lúc này có hiệu nghiệm.

PHẦN KẾT

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về ủy nhiệm chi. Mong rằng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích cho bản thân mình.

Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn

Bankcredit là website chuyên hỗ trợ vay tiền trả góp tại các công ty tài chính – ngân hàng uy tín. Ngoài ra, khách hàng không đủ điều kiện vay, nợ chú ý, nợ xấu ngân hàng, chúng tôi hỗ trợ vay tiền online bằng cmnd từ 1 triệu – 15 triệu đồng giải ngân sau 15 phút.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *