Fintech Là Gì? Các Công Ty Fintech Tại Việt Nam Tốt Nhất 2023

Với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ đến từ Fintech. Vậy Fintech là gì? Tại Việt Nam, Fintech có thực sự phổ biến và mang lại lợi ích hay không?

Bài viết sau đây sẽ mô tả chi tiết về khái niệm và các vấn đề liên quan đến Fintech cùng với thị trường Fintech Việt Nam (Fintech Vietnam).

Fintech Là Gì?

Fintech là từ viết tắt của Financial Technology có nghĩa là Công nghệ Tài chính. Được sử dụng chung cho hầu hết các công ty sử dụng internet, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư tài chính.

Fintech Là Gì?
Fintech Là Gì?

Trước đây, khi nhắc đến Fintech người ta sẽ chỉ nghĩ đến hệ thống xử lý dữ liệu (back-end) của các tổ chức tài chính, đóng vai trò thiết lập mạng lưới người dùng cuối. Cho đến những năm cuối của thế kỷ 21, Fintech còn dùng để nói về bất kỳ những sáng tạo công nghệ giúp thúc đẩy phát triển lĩnh vực tài chính, bao gồm cả ngân hàng bán lẻ, đầu tư hay thậm chí là cả đồng tiền ảo – tiền điện tử.

Cũng có thể hiểu đơn giản, Fintech là việc sử dụng những ứng dụng và sáng tạo trong công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động tài chính, đánh dấu bước tiến chính thức việc IT tham gia vào hệ thống tiền tệ.

Các Thông Tin Cơ Bản Về Fintech

Như đã đề cập ở trên, các công ty Fintech chính là công ty chuyên về công nghệ IT. Với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm công nghệ liên quan đến tiền tệ hay tài chính. Các sản phẩm này nhằm tăng trải nghiệm người dùng hoặc mang đến lợi ích cho các công ty, doanh nghiệp đối tác.

Vậy nên, Công ty Fintech có thể được phân thành 2 nhóm chính:

Nhóm 1: Nhóm chuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đó có thể là các giải pháp kỹ thuật số giúp cải thiện thanh toán, cho đến việc vay tín dụng, tài trợ hay đầu tư tài chính.

Nhóm 2: Nhóm bao gồm các công ty công nghệ, đứng phía sau và giữ vai trò hỗ trợ cho những tổ chức liên quan đến tài chính, tiền tệ.

Tuy nhiên, trên thực tế thì Fintech còn mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ đa dạng khác. Cụ thể như:

  • Cho vay ngang hàng.
  • Gọi vốn  cộng đồng.
  • Tư vấn  tài chính.
  • Quản trị hệ thống dữ liệu.
  • Công nghệ  bảo hiểm.
  • Tiền tệ số  (crypto blockchain).

Fintech Tập Trung Vào Các Nhóm Đối Tượng Nào?

Fintech tồn tại và phát triển dựa trên mối quan hệ 3 bên cùng lúc: Công ty Fintech – Định chế tài chính – Khách hàng cá nhân. Các bên đều có vai trò quan trọng và có sự tác động lẫn nhau.

Các nhóm đối tượng của Fintech tác động lẫn nhau
Các nhóm đối tượng của Fintech tác động lẫn nhau

Các Công Ty Fintech

Đây là các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hoàn toàn độc lập và là bên cung cấp dịch vụ, sản phẩm hỗ trợ cho lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Đối tượng sử dụng sản phẩm công nghệ từ các công ty Fintech Việt Nam. Có thể là Định chế tài chính hoặc khách hàng cá nhân.

Định Chế Tài Chính

Định chế tài chính, có thể là cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức tài chính của tư nhân sở hữu. Họ đoán được tiềm năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính, nên hợp tác với những CTy Fintech trên thị trường.

Ngoài ra, một số Định chế tài chính cũng lựa chọn cách thức trực tiếp đầu tư vào các công ty IT này. Nhằm nghiên cứu, phát triển và nắm quyền chủ động chiếm lĩnh công nghệ.

Khách Hàng

Khách hàng hay khách hàng cá nhân, là những người sẽ trực tiếp sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ sau cùng. Đây là bộ phận được hưởng nhiều lợi ích nhất đến từ các tiện ích công nghệ cao, đặc biệt là khi các định chế tài chính cạnh tranh gay gắt.

Các Nhóm Sản Phẩm Và Dịch Vụ Chính Của Fintech

Dựa theo đối tượng khách hàng mà những sản phẩm, dịch vụ trong Fintech thường có:

Mua Trả Trước Sau – Thanh Toán Trả Góp

Đây là hình thức thanh toán người dùng sẽ mua hàng trước và trả góp, thanh toán thành nhiều đợt khác nhau. Bạn sẽ đăng ký hồ sơ thông qua ứng dụng, sau khi kiểm tra thông tin thì ứng dụng sẽ cung cấp cho bạn hạn mức tiêu dùng tương ứng.

Bạn sẽ sử dụng hạn mức tiêu dùng này để thanh toán chi phí theo đợt.

Cho Vay Ngang Hàng (P2P lending)

Đây là loại dịch vụ được xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Mục đích nhằm kết nối người vay và người cho vay, mà không cần thông qua các đơn vị tài chính trung gian khác. Các đơn vị tài chính trung gian này có thể là: các tổ chức tín dụng, ngân hàng, …

Dịch vụ này sẽ giúp người cho vay có thể đầu tư với số vốn nhỏ nhất, thậm chí chỉ từ 1 triệu đồng. Còn người vay có thể hưởng mức lãi suất thấp, an toàn mà lại minh bạch.

Đơn vị cho vay ngang hàng sẽ:

  • Cung cấp nền tảng, ứng dụng giao dịch trực tuyến.
  • Kết nối giữa người vay và người cho vay.

Và nền tảng GD trực tuyến sẽ thu thập dữ liệu, hoạt động vay – trả bằng công nghệ Big Data.

Thanh Toán Qua Di Động

Chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ đối với hình thức thanh toán trên thiết bị di động. Đây là dịch vụ rất phổ biến của các công ty Fintech, mang lại trải nghiệm tiện ích và nhanh chóng cho người dùng.

Các công ty fintech sẽ liên kết với các cửa hàng. Qua đó triển khai hình thức thanh toán trực tuyến trên di động này.

Quản Lý Tài Chính

Dịch vụ này của Cty Fintech sẽ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu và hạn chế việc tính toán theo hình thức thủ công. Sử dụng dịch vụ này, người dùng sẽ dễ dàng kiểm soát các dòng tiền chi tiêu hằng ngày, dựa trên hình thức trực tuyến.

Danh Sách Các Công Ty Fintech Tại Việt Nam Được Ưu Chuộng Nhất 2023

Như đã biết, Fintech đang ngày càng phát triển hết sức mạnh mẽ trong nước. Vậy có các công ty Fintech nào nổi bật trên thị trường Việt Nam hiện nay? Cùng Tindung24h tìm hiểu ngay sau đây.

Momo

Momo là một trong các công ty Fintech tiên phong và hàng đầu hiện nay, không chỉ riêng ở Việt Nam mà Momo còn có mặt trên thị trường quốc tế. Năm 2018, Momo lọt top 100 công ty Fintech hàng đầu trên toàn thế giới. Cùng với rất nhiều thành tựu khác.

Ứng dụng trả sau Momo
Ứng dụng trả sau Momo

Ứng dụng Momo giúp cho người dùng thực hiện các thao tác giao dịch tiền tệ dễ dàng, nhanh chóng.

Ví dụ như: Thanh toán online, chuyển tiền, mua sắm sản phẩm/dịch vụ, nạp tiền điện thoại, thanh toán các loại hóa đơn: hóa đơn nước, hóa đơn điện…

Cho đến tháng 9/2020, theo thống kê. Momo đã đạt được những thành tựu như:

  • Có hơn 20 triệu tài khoản người dùng.
  • Liên kết với hơn 20 ngân hàng trong nước.
  • Cho phép thanh toán quốc tế với thẻ VISA hay MasterCard tiện lợi.

ZaloPay

Cũng như Momo, ZaloPay cũng là một ứng dụng dạng ví điện tử. Là một trong các công ty Fintech Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống thanh toán trực tuyến hiện đại.

Với ZaloPay, khách hàng có thể dùng điện thoại để thanh toán các hóa đơn mua sắm, dịch vụ một cách dễ dàng. Một vài tiện ích trên ZaloPay có thể kể đến như: thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, mua sắm thông qua các ứng dụng khác.

Chi tiết: Ví ZaloPay là gì?

Fiin Credit

Fiin Credit cũng là một trong các công ty Fintech Việt Nam. Nổi tiếng với dịch vụ cung cấp tài chính số, vừa an toàn lại tiết kiệm, giao diện đơn giản dễ dàng thao tác.

Ứng Dụng Fiin Credit
Ứng Dụng Fiin Credit

Fiin Credit hiện đang phát triển 4 dịch vụ chủ yếu là:

  • Cho vay tiêu dùng với lãi suất 0% và thời gian hoàn trả lên đến 45 ngày.
  • Cho vay tiêu dùng với hình thức trả góp, thời hạn góp từ 3 đến 12 tháng.
  • Cho vay ngang hàng, lãi suất chỉ từ 18% – 20% năm.
  • Cho vay tiêu dùng thông thường với nhiều ưu đãi hấp dẫn: thủ tục online, không cầm cố tài sản, lãi suất chỉ từ 1,5%/tháng.

Fiin Credit đã nhận được giải thưởng “Top 10 thương hiệu uy tín hàng đầu” trong 2 năm 2019 và 2020.

ShopeePay

Có thể nói, ShopeePay là một trong các công ty Fintech được người dùng ưa chuộng và phổ biến bậc nhất hiện nay. Tiền thân của ví điện tử này có tên là TopPay, sau đó đổi tên thành Airpay và cuối cùng là ShopeePay như hiện nay.

Ứng dụng rất thân thiện với người dùng Shopee nói riêng. Và với những ai yêu thích hình thức thanh toán trực tuyến nói chung. Hiện ShopeePay hỗ trợ thanh toán, chuyển tiền cũng như nạp tiền và mua sắm online, chủ yếu là tại kênh bán hàng Shopee.

VNPAY

VNPAY không chỉ là một ứng dụng thanh toán trực tuyến đơn thuần. Mà còn xây dựng nên một hệ sinh thái rộng lớn, đa dạng sản phẩm, dịch vụ và nhiều tiện ích khác nhau.

Hiện nay, VNPAY đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường, giữa muôn vàn các công ty Fintech Việt Nam. Bởi ứng dụng có thể liên kết cùng với hàng trăm địa điểm bán hàng, hợp tác cùng 40 ngân hàng và có đến hàng chục triệu người dùng.

MoneyLover

MoneyLover được biết đến là ứng dụng giúp quản lý chi tiêu cá nhân. Hỗ trợ lên kế hoạch chi tiêu và đảm bảo nguồn tài chính số 1 trên thế giới.

MoneyLover đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Liên kết chặt chẽ với hơn 160 ngân hàng có mặt trên toàn thế giới.

Ngoài quản lý chi tiêu cá nhân, ứng dụng MoneyLover còn cung cấp một số tính năng khác, với cấp độ bảo mật cực cao. Chẳng hạn như: chuyển đổi tiền tệ khi đi du lịch, nhắc nhở khoản tiết kiệm, v.v.

TrueMoney

TrueMoney hiện có mặt tại 6 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ứng dụng TrueMoney cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến và tài chính, tiếp cận hơn 5 triệu người dùng.

Là một trong các CTy Fintech hàng đầu trong khu vực. TrueMoney đã và đang từng bước chinh phục người tiêu dùng. Ứng dụng đã đạt mốc vài chục triệu người dùng. Với hệ thống lớn bao gồm 65.000 đại lý, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Thách Thức Các Công Ty Công Nghệ Fintech Tại Việt Nam

Ai cũng thấy được những lợi ích mà Công ty Công Nghệ Fintech mang lại. Nhưng bên cạnh đó rủi ro cũng là điều khó tránh khỏi. Không chỉ như thế, ngành công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam còn gặp phải những thách thức như:

  • Có nhiều gia đình thu nhập thấp. Không đủ điều kiện để sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
  • Đối mặt với vấn đề cạnh tranh là điều mà nhiều công ty Fintech chắc chắn cần chuẩn bị. Khi mức độ cạnh tranh của ngành này được dự đoán là rất gay gắt.
  • Vì phát triển quá nhanh chóng, khiến đội ngũ nhân lực không đáp ứng được yêu cầu. Vì các công ty Fintech cần phải tuyển dụng lao động vừa am hiểu cả về công nghệ lẫn tài chính. Điều kiện này thật sự là không hề dễ dàng.
  • Thị trường tài chính còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lãi suất cho vay, thanh toán, tín dụng hay nợ xấu ngày càng tăng. Theo như báo cáo từ các ngân hàng khiến “Cho vay ngang hàng” cũng phải chịu một áp lực không nhỏ.
  • Dù đã được công nhận, tuy nhiên công ty công nghệ Fintech vẫn còn gặp rất nhiều rào cản về pháp luật, pháp lý, khiến điều kiện môi trường phát triển bị thu hẹp.

Phần Kết

Vậy Fintech Vietnam có những gì đáng chú ý, liệu nó có giống những gì thế giới đang làm, đang đi theo và có như những nhận định trên. Vậy các bạn còn điều gì thắc mắc về Fintech. Hãy đặt câu hỏi và chúng tôi sẽ trả lời.

Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn

5/5 - (1 bình chọn)