Hiện nay, tình trạng lừa đảo diễn ra dưới rất nhiều hình thức. Đặc biệt nhất là hình thức lừa đảo vay tiền bằng CMND/CCCD. Đã có rất nhiều người bị lừa và mất đi tài sản không nhỏ. Có thể là tiền mặt, tiền trong tài khoản, thậm chí là mất cả gia tài. Vậy làm thế nào để nhận biết đâu là lừa đảo? Làm cách nào để phòng tránh? Mời bạn xem nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
- Senmo lừa đảo?
- Cash24 lừa đảo khách hàng có phải không?
Lừa Đảo Vay Tiền Bằng CMND/CCCD Là Gì?
Đây là một trong những hình thức lừa đảo tinh vi đang diễn ra rầm rộ trong thời gian gần đây. Các đối tượng lừa đảo nhắm vào sự cả tin của khách hàng đang cần vay tiền gấp trong ngày.
Người bị lừa đa số đều những đối tượng không có khả năng vay tín chấp tại các ngân hàng/công ty tài chính uy tín. Họ buộc phải tìm đến các app vay tiền online để vay vốn thông qua thẻ CMND/CCCD.
Những đối tượng trên thường cung cấp các gói dịch vụ vay tiền nhanh chỉ cần có thẻ CMND. Với mức lãi suất vượt quá cao so với quy định chung của nhà nước, dao động từ 250 – 400%. Thủ đoạn hoạt động chủ yếu là đưa ra lời chào mời hấp dẫn về lãi suất. Cũng như số tiền vay cao, thủ tục đơn giản chỉ cần thẻ CMND/CCCD…
Những nạn nhân khi đã mắc bẫy, thường sẽ gánh một khoản nợ lớn hơn nhiều so với khoản vay ban đầu. Nếu như khách hàng không có khả năng trả nợ, có thể bị đe dọa hay bạo hành bằng vũ lực để đòi nợ.
Các Hình Thức Lừa Đảo Vay Tiền Bằng CMND/ CCCD 2024
Hầu hết, các tổ chức lừa đảo cho vay thường hoạt động dưới hình thức trực tuyến online. Nghĩa là khách hàng sẽ không gặp mặt trực tiếp, cũng như không biết chính xác địa chỉ văn phòng của chúng ở đâu. Nếu như xảy ra sự cố, bạn cũng không nào biết cách để trình báo công an.
Và dưới đây là 5 thủ đoạn lừa đảo vay tiền bằng CMND phổ biến nhất mà các bạn nên biết:
Lừa Đảo Vay Tiền Bằng CMND Qua App/ Trang Web
Đây là 1 trong những hình thức lừa đảo tinh vi và phổ biến nhất hiện nay. Những đối tượng lừa đảo sẽ cho khách hàng vay tiền nóng 24/7. Tông qua các website, app cho vay online mà chúng đã lập ra, câu dẫn người vay sử dụng.
Khi đó, người dùng sẽ không thể nào phân biệt được đâu là app cho vay uy tín và đâu là những app lừa đảo.
Một số cách phân biệt đơn giản:
- Bên cho vay sẽ tìm kiếm đối tượng có nhu cầu vay vốn gấp, để tiếp cận. Hoặc chúng liên tục thực hiện hoạt động quảng cáo website cho vay, trên các nền tảng mạng xã hội.
- Khi người dùng tải những app này về máy, thủ tục đăng ký sẽ làm cho bản cảm thấy rất thuận tiện. Bởi chúng chỉ yêu cầu hình chụp 2 mặt của thẻ CMND là xong.
- Đối tượng lừa đảo sẽ quảng cáo app rầm rộ với những thông tin như: Giải ngân trong vòng 5 phút, chỉ cần có CMND là đã vay thành công, lãi suất áp dụng chỉ 0,01%,…
- Bên cho vay thường thực hiện giải ngân không đúng số tiền đã cam kết, thường ít hơn so với bản hợp đồng.
- Bên cho vay có thể tự động rút ngắn kỳ hạn vay và nâng lãi suất cao hơn thỏa thuận. Nhằm chèn ép khách hàng phải trả thêm nhiều chi phí phát sinh.
- App vay tiền tự phát, không được cấp giấy phép và quản lý bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Lừa Đảo Vay Tiền Bằng CMND Qua Phương Thức Tờ Rơi
Hình thức lừa đảo vay tiền bằng CMND được dán ở những cột điện, hay tờ rơi đã không còn quá xa lạ gì đối với chúng ta ngày nay.
Theo đó, những tờ rơi này sẽ xuất hiện nhan nhản trên những cột điện. Kèm theo SĐT của bên cho vay, để khách hàng liên lạc.
Những tờ rơi này không những làm mất mỹ quan đô thị. Mà chúng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo đến từ những đối tượng tín dụng đen. Bởi vì có rất nhiều người đã điêu đứng vì đã liên hệ đến những số thuê bao trên để vay tiền.
Hậu quả là họ đã vay tiền mà không có khả năng trả nợ, do lãi suất cắt cổ. Và thường xuyên bị những đối tượng cho vay quấy rối, bạo hành tâm lý, thể xác.
Sử Dụng Các Thông Tin CMND Của Người Khác Để Vay Tiền Online
Một số đối tượng sẽ lợi dụng thông tin thẻ CMND/CCCD của bạn, để thực hiện cầm cố tại những nơi tín dụng đen hay cho vay nặng lãi để lấy tiền. Tất nhiên, thông tin mà đơn vị cho vay ghi nhận sẽ dựa trên thẻ CMND của bạn. Và khi con nợ không hoàn trả được số tiền vay, thì những kẻ cho vay sẽ tìm đến người có tên trên CMND để đòi nợ.
Để tránh rơi vào những trường hợp đáng tiếc này, bạn nên giữ thẻ CMND của mình một cách thật cẩn thận. Tuyệt đối không được cho mượn, tránh xảy ra những điều đáng tiếc nêu trên.
Tham khảo:
- Tamo lừa đảo khách hàng?
- Doctor Đồng lừa đảo có phải là sự thật?
Lừa Đảo Vay Tiền Bằng CMND Qua Các Trang Mạng Xã Hội: Zalo, Facebook
Lừa đảo vay tiền qua facebook, Zalo hay các trang MXH khác như: Twitter, instagram đang là hình thức lừa đảo khá phổ biến hiện nay .
Bọn lừa đảo sẽ đăng nhiều thông tin cho vay, hay giả mạo là nhân viên của tổ chức tín dụng. Đăng tải nhiều thông tin cho vay với lãi suất thấp, không cần đảm bảo tài sản… Chỉ cần có thẻ CMND/CCCD thì đã được hỗ trợ vay tiền một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, những đối tượng này còn gửi nhiều tin nhắn quảng cáo đầy hấp dẫn. Để lôi kéo khách hàng vay vốn thông qua các trang mạng xã hội ảo.
Giả Mạo Công An, Bưu Điện Lừa Đảo Khoản Tín Dụng
Hiện nay, có rất nhiều đối tượng giả mạo là nhân viên bưu điện, hay công an để lừa đảo và tống tiền của những người bị hại.
Mánh khóe mà chúng thường sử dụng là dùng những đầu số giả mạo, mạo danh công an hay những cán bộ thực thi pháp luật. Chẳng hạn như tòa án, viện kiểm soát. Nhằm tạo độ tin tưởng và gây sức ép đến đối tượng mà chúng nhắm đến.
Sau đó, chúng sẽ lợi dụng tâm lý hoảng sợ của người bị hại, để yêu cầu chuyển một số tiền đến tài khoản mà chúng sử dụng. Nhằm chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân khách hàng.
Những đối tượng lừa đảo thường sử dụng nhiều kịch bản khác nhau. Ví dụ như giả làm nhân viên bưu tá, gọi điện để thông báo nhận bưu phẩm. Hay nhân viên điện lực gọi để thông báo đóng tiền điện, nước…..
Chúng sẽ thực hiện liên hệ để khai thác thông tin cá nhân của nạn nhân. Sau đó, sử dụng để làm lệnh bắt giả mạo và yêu cầu người bị hại chuyển tiền bất hợp pháp. Hòng chiếm đoạt tài sản người dùng.
Bị Lừa Đảo Vay Tiền Bằng CMND/CCCD Thì Xử Lý Như Thế Nào?
Vậy khi rơi vào những tình huống lừa đảo như trên, các bạn trước hết cần phải bình tĩnh. Và lựa chọn 1 trong 2 cách giải quyết tối ưu như sau:
Gọi Điện Thoại Tố Cáo Lên Các Đơn Vị Chức Năng Có Thẩm Quyền
Nếu như bạn đã thu thập đầy đủ chứng cứ, hãy liên hệ đến công an tại địa phương nhanh nhất có thể. Nhằm tố cáo bọn cho vay tín dụng đen, cho vay nặng lãi.
Khi liên lạc với công an sớm, họ sẽ biết cách và lên phương án giúp đỡ bạn kịp thời. Ngoài ra, nếu những đối tượng lừa đảo này có ý định xâm hại sức khỏe, nơi ở và tinh thần của bạn. Thì cũng có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan công an hay chính quyền địa phương. Hãy hành động ngay để bảo vệ mình và những người xung quanh.
Gửi Đơn Tố Cáo Đến Các Cơ Quan Chức Năng
Không những thế, bạn cũng có thể sử dụng mẫu đơn tố cáo tội phạm cho vay nặng lãi. Để tố giác những hành vi lừa đảo, vay tiền nhanh thông qua CMND.
Mẫu đơn này được sử dụng nhằm vạch trần bọn cho vay nặng lãi, với số tiền lớn hơn sự cho phép của pháp luật. Phần nội dung nên nêu rõ nguyên nhân bạn làm mẫu đơn này, thời gian diễn ra hành vi phạm tội. Cũng như là mức độ nghiêm trọng của hành vi đó gây đến cho bạn….
Những phương thức trên đều đúng với quy định ban hành của nhà nước và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Vì thế, khi thấy có dấu hiệu của lừa đảo bởi hình thức vay tiền bằng CMND. Bạn nên thực hiện sớm nhất việc tố cáo.
Những thông tin tố cáo sẽ được công an và chính quyền bảo mật tuyệt đối. Do đó, bạn không cần lo ngại sẽ bị quay lại trả thù bởi những đối tượng lừa đảo.
Kinh Nghiệm Phòng Tránh Lừa Đảo Khi Vay Tiền Bằng CMND
Để tránh rơi vào những trường hợp bị lừa đảo bằng hình thức vay tiền CMND. Mọi người cần chú ý đến những điều cơ bản như sau:
- Nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về app vay tiền bằng CMND, trước khi quyết định ký kết vay vốn.
- Không nên cung cấp hình ảnh và thông tin của thẻ CMND của mình cho bất cứ ai.
- Không để lại bản photo CMND của mình bất kỳ đâu.
- Chỉ nên sử dụng CMND cho những việc thật sự cần thiết.
- Không đăng ký thông tin thẻ CMND ở các dịch vụ cho vay bên ngoài.
- Không thực hiện vay vốn trả góp ngoài từ các công ty tài chính không minh bạch.
- Không cho bất kỳ ai mượn, vay thẻ CMND để cầm cố hay làm bất kỳ việc gì khác.
Lừa Đảo Vay Tiền Bằng CMND Qua Mạng Có Bị Phạt Không?
Tội vi phạm bằng việc lừa đảo qua thông tin CMND, sẽ bị pháp luật Việt Nam xử phạt rất nghiêm ngặt. Cụ thể sẽ có 2 hình thức như sau:
Bị Xử Phạt Hành Chính
Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng. Mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Trách Nhiệm Hình Sự Với Hành Vi Lừa Đảo
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây. Thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Phần Kết
Bây giờ bạn đã biết được cách thức hoạt động cũng như dấu hiệu nhận biết các tổ chức lừa đảo. Với những chiêu trò quảng cáo tinh vi. Hình thức lừa đảo vay tiền bằng CMND đã thành công với nhiều người nhẹ dạ cả tin. Hãy cẩn trọng với những điều tương tự bạn nhé.
Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn
- Home Credit lừa đảo khách hàng?
- Sự thật Mcredit có lừa đảo không?
- Mirae Asset lừa đảo? Đâu là sự thật
- SHB Finance lừa đảo khách hàng vay?