Kim Cương Nuôi Cấy Là Gì? Giá Kim Cương Nuôi Cấy Bao Nhiêu?

Trong những năm gần đây, kim cương nuôi cấy đang ngày càng trở thành một xu hướng, được khá nhiều khách hàng ưu ái lựa chọn để làm trang sức. Không chỉ bới tính thẩm mỹ, mà giá thành của nó cũng rẻ hơn nhiều so với những loại kim cương tự nhiên khác.

Vậy kim cương nuôi cấy là gì? Giá hiện nay trên thị trường là bao nhiêu. Hãy cùng BankCredit tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết bên dưới nhé.

Kim Cương Nuôi Cấy Là Gì?

Kim Cương Nuôi Cấy Là Gì?
Kim Cương Nuôi Cấy Là Gì?

Kim cương nuôi cấy, hay còn có tên khác là kim cương nhân tạo. đây là một loại kim cương được tạo ra từ phòng thí nghiệm, và sẽ chịu nhiều điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ và áp suất.

Loại kim cương này sẽ được tạo nên bằng các loại máy móc hiện đại, do đó chúng sẽ có các thành phần vật lý và hóa học giống như kim cương tự nhiên.

Đặc Tính Của Kim Cương Nuôi Cấy

Viên kim cương nuôi cấy đầu tiên được tạo ra vào năm 1973, và được ứng dụng sản xuất đại trà vào năm 1976. Dòng sản phẩm này sẽ có những đặc tính cụ thể như sau:

  • Thành phần chính: Cacbon (C).
  • Tỷ trọng: 3,52 g/cm³.
  • Chiết suất riêng: 2,417.
  • Độ cứng: 10 (tính theo thang độ cứng Mohs).
  • Cấu trúc hình thành: Thuộc thể vật chất vô định hình giống như kim cương tự nhiên. Nhưng sẽ không có trật tự xa (còn gọi cấu trúc tinh thể), hay cấu trúc tuần hoàn về vị trí cấu trúc trong nguyên tử.

Kim cương nuôi cấy có khả năng chịu được áp suất gấp 1,3 triệu lần áp suất không khí theo một chiều nhất định. Ngoài ra, chúng cũng an toàn hơn rất nhiều với áp suất 600.000 lần từ các chiều khác nhau. Do đó ta có thể hiểu rằng, kim cương nuôi cấy sẽ có độ cứng nổi trội hơn kim cương tự nhiên.

Các Phương Pháp Chế Tạo Kim Cương Nuôi Cấy

Khi muốn chế tạo ra kim cương nuôi cấy, các nhà khoa học phải đảm bảo nhiều yếu tố cần thiết một cách nghiêm ngặt như môi trường, nhiệt độ, vật liệu, áp lực. Tuy nhiên xét về phương pháp cụ thể, để có thể tạo ra được 1 viên kim cương nuôi cấy, người ta sẽ thường sử dụng 2 phương pháp chính như sau:

Phương Pháp Cao Áp Cao Nhiệt HPHT

Phương Pháp Cao Áp Cao Nhiệt HPHT
Phương Pháp Cao Áp Cao Nhiệt HPHT

Phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT là một phương pháp chế tạo kim cương nhiệt độ cao ở áp suất cao. Tức là các nhà chế tác sẽ sử dụng nhiệt độ và áp suất cực cao để có thể tái tạo ra một môi trường, giống môi trường tái tạo kim cương tự nhiên.

Phương Pháp Bốc Hơi Lắng Tụ Hóa Học CVD

Phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học – viết tắt là CVD. Đây là phương pháp lợi dụng sự bốc hơi hóa học chất khí Cacbon, dưới tác động của chất tia nhiệt Plasma, để tạo nên sự phân chia các phân tử khí. Người ta sẽ làm như vậy, cho tới khi chỉ còn lại nguyên tử Cacbon lắng tụ và phát triển trên mầm kim cương đã có sẵn.

Với hai phương pháp nêu trên, có thể thấy rằng, để tạo ra được một sản phẩm kim cương nuôi cấy phải trải qua một quá trình vô cùng tốn kém. Do đó mà kim cương nuôi cấy đôi khi sẽ có mức giá cao hơn cả so với kim cương tự nhiên.

Giá Kim Cương Nuôi Cấy Hôm Nay Trên Thị Trường Đá Quý

Như đã đề cập ở trên, kim cương nuôi cấy thường sẽ có quy trình sản xuất vô cùng tốn kém. Do đó, mức giá của chúng đôi khi sẽ cao hơn rất nhiều so với kim cương tự nhiên.

Về mức giá cụ thể cho từng loại kim cương nuôi cấy, thì hiện nay ta chưa thể xác định được. Bởi mức giá thành này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất liệu, trọng lượng kim loại, tiền gia công, độ tinh xảo…

Tuy nhiên, ta có thể ước lượng mức giá kim cương nhân tạo sẽ giao động như sau:

Kích thước ly (mm) Giá bán (VNĐ) Kích thước ly (mm) Giá bán (VNĐ)
3.5 300.000 8.5 3.700.000
3.6 450.000 8.6 3.700.000
4 450.000 8.8 4.500.000
4.5 600.000 9 4.500.000
5 750.000 9.5 5.200.000
5.4 900.000 10 6.000.000
5.5 900.000 10.5 6.700.000
6 1.200.000 11 7.500.000
6.3 1.500.000 11.5 8.200.000
6.5 1.500.000 12 9.000.000
6.8 1.800.000 12.5 10.500.000
7 1.800.000 13 12.000.000
7.2 1.900.000 13.5 13.500.000
7.5 2.200.000 14 14.200.000
8 3.000.000 14.5 15.700.000
8.1 3.100.000 15 17.200.000

Đây chỉ là bảng giá kim cương nhân tạo để các bạn về tham khảo, còn giá thành chính xác của từng sản phẩm kim cương nhân tạo sẽ được cập nhật tại thời điểm mua, và tại từng đơn vị sản xuất.

Nên Mua Kim Cương Nhân Tạo Ở Đâu Uy Tín Và Chất Lượng

Thời gian gần đây, các món trang sức làm từ kim cương nuôi cấy được khá nhiều chị em ưu ái chọn lựa. Nhưng bởi vì giá thành của chúng sẽ thường cao hơn khá nhiều so với kim cương tự nhiên. Nên dòng sản phẩm này thường sẽ không được bày bán quá phổ biến trên thị trường.

Nên Mua Kim Cương Nhân Tạo Ở Đâu Uy Tín Và Chất Lượng
Nên Mua Kim Cương Nhân Tạo Ở Đâu Uy Tín Và Chất Lượng

Để có thể tìm mua những viên kim cương nuôi cấy tinh xảo. Bạn hãy đến các đơn vị cung cấp trang sức, vàng bạc đá quý lớn như PNJ, SJC,…để nhận được sự tư vấn hỗ trợ, cũng như cam kết về chất lượng.

Tham khảo:

Phân Biệt Kim Cương Nhân Tạo, Đá Cubic Zicronia (CZ) Và Đá Moissanite (SiC)

Kim cương nhân tạo trên thực tế rất ít khi xuất hiện trên thị trường trang sức, bởi chúng có giá thành tương đối cao. Những viên đá mà các hãng trang sức chào đón khách hàng thực chất là đá Cubic Zicronia.

  • Đá Cubic Zicronia: Đây là loại đá được tổng hợp có giá thành khá rẻ, nhưng chúng lại sở hữu những đặc tính gần như tương đồng hoàn toàn với kim cương thật. Do đó mà được xem là sự thay thế hoàn hảo cho viên kim cương tự nhiên trong ngành trang sức, thủ công.
  • Đá Moissanite (SiC): Đây là loại đá tổng hợp có các đặc tính vật lý, hóa học gần giống với kim cương tự nhiên nhất. Và chúng được xuất hiện trên thị trường từ những năm 1996.

Để phân biệt được đâu là kim cương nuôi cấy, và đâu là đá tổng hợp Cubic Zicronia, Moissanite (SiC). Khách hàng có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí Kim cương nuôi cấy Đá CZ (Cubic Zirconium) Đá Moissanit
Cấu tạo hóa học Carbon (C) ZrO2 + Y3O2 SiC
Màu sắc Không màu, vàng, nâu, lục (hiếm), xanh, đỏ, cam, đen

Màu cơ bản không màu.

Có xuất hiện màu xám nhạt khi để dưới ánh sáng mặt trời.

Hiện nay, chúng đã có thêm nhiều màu sắc khác

Không màu
Độ cứng 10 8,5 9,5
Chiết xuất 2,417 2,18 2.670
Tỷ trọng 3,52 5,50 – 6,0 3,218 – 3,22
Vết rạn nứt trên bề mặt Không có vết rạn nứt Không có vết rạn nứt Ít rạn nứt
Tính chất dẫn nhiệt Dẫn nhiệt tốt Không dẫn nhiệt Dẫn nhiệt tốt
Hệ số của sự tán sắc 0,044 0,060 0,313 (dạng 6H)

Bên cạnh đó, người ta cũng có thể dựa vào các cách sau để phân biệt 3 sản phẩm:

Tính Tỷ Trọng

Công thức Scharffenberg (phát minh năm 1931) để tính trọng lượng đá như sau:

Trọng lượng (carat) = Đường kính (mm) x Đường kính (mm) x chiều cao (mm) x 0,0061

  • Nếu kết quả là tỷ trọng xấp xỉ 3,52, thì đó chính là kim cương.
  • Nếu kết quả tỷ trọng xấp xỉ 5,50-6,0, thì đó chính là đá CZ.

Sử Dụng Giấy Nhám Corundum

Ta có thể sử dụng giấy nhám có lớp bột Corundum với độ cứng 9, để mài lên bề mặt của viên đá:

  • Nếu như viên đá không bị trầy xước, thì đó chính là kim cương (vì kim cương có độ cứng là 10).
  • Nếu như viên đá bị mờ, bị trầy xước, thì đó chính là đá CZ (vì đá CZ có độ cứng là 8,5).

Dựa Vào Tính Dẫn Nhiệt

Kim cương sẽ có tính dẫn nhiệt cao hơn khoảng 500 lần so với loại đá CZ. Do đó để thử các sản phẩm xem là kim cương, hay đá CZ, khách hàng có thể sử dụng dụng cụ Presidium Multi Tester để thực hiện kiểm tra. Loại dụng cụ này sẽ kiểm tra được kim cương dựa trên tính dẫn nhiệt của chúng.

Phần Kết

Với những thông tin trên, hy vọng BankCredit đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về kim cương nuôi cấy. Từ đó có thể lựa chọn ra được món trang sức phù hợp với bản thân nhất.

Thông tin được biên tập bởi: BankCredit.vn

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *