Trong vài năm trở lại đây, kim cương nhanh chóng trở thành xu hướng của người dùng. Đây là một món trang sức được chế tác bởi bàn tay con người, nhưng vẫn mang nhiều vẻ đẹp vô cùng tinh tế và bắt mắt. Vậy kim cương nhân tạo là gì? Giá bao nhiêu và nên mua ở đâu? Tất cả sẽ được BankCredit giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
- Giá vàng Kim Định ngày hôm nay
- Giá vàng kim long đồng tháp hôm nay.
Kim Cương Nhân Tạo Là Gì?
Kim cương nhân tạo là vật chất được tạo ra ở phòng thí nghiệm. Nó được tuân thủ chặt chẽ về các quy trình chế tác như áp suất và nhiệt độ để cho ra đời những viên kim cương có tính vật lý hệt như kim cương tự nhiên.
Độ trong suốt của kim cương nhân tạo luôn đạt mức hoàn hảo với đa dạng nhiều màu sắc. Các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cũng khó lòng phân biệt được đâu là kim cương nhân tạo với kim cương tự nhiên bằng mắt thường. Vì tính hoàn hảo của kim cương nhân tạo gần như giống với kim cương tự nhiên.
Tham khảo:
Đặc Tính Kim Cương Nhân Tạo
Các đặc điểm cụ thể của kim cương sở hữu:
- Thành phần: Cacbon (C).
- Tỷ trọng: 3,52 g/cm³.
- Có chiết suất: 2,417.
- Có độ cứng: 10 (tính theo thang độ cứng Mohs).
- Cấu trúc hình thành: Kim cương nhân tạo thuộc vật chất vô định hình giống như kim cương tự nhiên, không trật tự xa hay là cấu trúc tuần hoàn về vị trí cấu trúc nguyên tử của nó. (Những chất rắn mà có trật tự xa về vị trí cấu trúc nguyên tử, thì được gọi là chất rắn tinh thể).
Thực tế thì vẫn có kim cương nhân tạo sở hữu khả năng chịu được áp suất gấp 1,3 triệu lần áp suất của không khí theo chiều nhất định, và độ an toàn dưới mức áp suất gấp 600.000 lần từ các chiều hướng khác nhau. Kim cương nhân tạo đổi khi sẽ cứng hơn kim cương tự nhiên.
Cách Tạo Ra Kim Cương Nhân Tạo Như Thế Nào?
Kim cương nhân tạo được con người tạo ra trong phòng thí nghiệm ở một thời gian ngắn. Mục đích là sử dụng chúng trong các ngành kỹ thuật quang học hay dùng trong các con chip điện tử cao cấp.
Có 2 phương pháp để hình thành kim cương nhân tạo là sử dụng áp suất, nhiệt độ cao và phương pháp lắng đọng hóa học pha hơi:
- Phương pháp nhiệt độ và áp suất cao giúp tái tạo lại môi trường hình thành kim cương.
- Phương pháp lắng đọng hóa chất giúp cho hợp chất khí cacbon dưới sự tác động của tia nhiệt plasma, làm phân tách ra những phần tử khí khác nhau, tạo ra sản phẩm chính là cacbon lắng đọng, làm mầm mống hình thành nên viên kim cương nhân tạo.
Giá Kim Cương Nhân Tạo Hôm Nay Bao Nhiêu Tiền?
Sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí để có thể sản xuất ra một viên kim cương nhân tạo. Vì thế, giá loại kim này khá cao, đôi khi cao hơn hẳn kim cương tự nhiên.
Kim cương nhân tạo hiện nay được sử dụng 80% là sản lượng trong các ngành công nghiệp kỹ thuật quang học, chip điện tử, 20% còn lại là sản lượng dùng cho ngành trang sức. Mức giá cụ thể cho trang sức làm từ kim cương nhân tạo hiện nay vẫn chưa có mức giá cụ thể.
Vì giá thành của trang sức từ kim cương nhân tạo sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như là màu sắc, tiền gia công sản phẩm, chất liệu, trọng lượng…Hơn nữa vì giá thành kim cương nhân tạo khá cao nên chúng cũng không phổ biến trên thị trường.
Mua Kim Cương Nhân Tạo Ở Đâu Uy Tín Và Chất Lượng?
Trên thị trường thế giới rất hiếm khi xuất hiện kim cương nhân tạo. Bởi giá trị cao của chúng, và chưa thực sự được thực hiện giao dịch mua bán trên thị trường. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sở hữu được món trang sức quảng cáo là kim cương này thì ở bất cứ cơ sở trang sức nào bạn cũng thể mua với giá từ vài trăm nghìn tới vài triệu VNĐ.
Một số đơn vị lớn và uy tín đang kinh doanh các loại đá tổng hợp giống như kim cương nhân tạo: Sacombank – SBJ, PNJ…
Phân Biệt Kim Cương Nhân Tạo Với Đá Cubic Zirconia (CZ) Và Đá Moissanite (SiC)
Trên thị trường trang sức, loại kim cương này không được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều đơn vị bán trang sức quảng cáo với tên gọi kim cương nhân tạo, thực chất là đá Cubic Zirconia và Moissanite.
Vậy, cách phân biệt kim cương này với các loại đá Cubic Zirconia và Moissanite như thế nào? Hãy cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây nhé!
Cấu tạo | Kim cương nhân tạo | Đá CZ (Cubic Zirconia) | Đá Moissanite |
Cấu tạo hóa học | Carbon (C) | ZrO2 + Y3O2 | SiC |
Màu sắc | Không màu, vàng, nâu, lục (hiếm), xanh, đỏ, cam, đen |
● Màu cơ bản không màu. ● Có màu hơi xám nhạt khi để dưới ánh sáng mặt trời. Ngày nay có thêm nhiều màu sắc khác. |
Không màu |
Chiết xuất | 2,417 | 2,18 | 2.670 |
Tỷ trọng | 3,52 | 5,50 – 6,0 | 3,218 – 3,22 |
Độ cứng | 10 | 8,5 | 9,5 |
Vết rạn nứt | Không có vết rạn nứt | Không có vết rạn nứt | Ít rạn nứt |
Hệ số tán sắc | 0,044 | 0,060 | 0,313 (dạng 6H) |
Tính Tỉ Trọng
Công thức Scharfenberg (được nghiên cứu vào năm 1931) tính trọng lượng đá như sau:
Trọng lượng (carat) = Đường kính (mm) x Đường kính (mm) x chiều cao (mm) x 0,0061
- Nếu tỷ trọng xấp xỉ 3,52 thì là kim cương.
- Nếu tỷ trọng xấp xỉ 5,50-6,0 thì là đá CZ.
Dùng Giấy Nhám Corundum
Ta có thể sử dụng giấy nhám có lớp bột corundum, với độ cứng là 9, để mài lên bề mặt của viên đá. Nếu viên đá không gặp tình trạng bị trầy xước thì là kim cương (vì kim cương có độ cứng 10). Còn nếu viên đá bị trầy xước, mờ đi thì đó là đá CZ (vì chúng chỉ có độ cứng bằng 8,5).
Dựa Trên Tính Dẫn Nhiệt
Kim cương có tính chất dẫn nhiệt rất tốt, khoảng hơn 500 lần so với viên đá CZ. Do đó, có thể dùng dụng cụ Presidium Multi Tester để kiểm tra, phân biệt đâu là đá CZ đâu là kim cương nhân tạo. Loại dụng cụ này sẽ dựa trên tính dẫn nhiệt để phân biết kim cương.
Phần Kết
Trên đây, BankCredit đã giới thiệu cho các bạn về kim cương nhân tạo. Cũng như những địa điểm mua kim cương uy tín, và cả cách phân biệt kim cương. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn sẽ có thêm cơ sở để lựa chọn được cho mình những món trang sức phù hợp với mức giá phải chăng.
Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn