Platinum, hay còn được gọi là bạch kim. Đây là một kim loại quý hiếm, được sử dụng chủ yếu trong việc chế tác trang sức hàng ngày. Để biết thêm về thành phần cấu tạo và ứng dụng của Platinum là gì trong đời sống. Hãy cùng BankCredit tìm hiểu thông qua nội dung bài viết hôm nay.
- Vòng vàng tay 24k là gì?
- Vòng ximen vàng 18k là gì?
Platinum Là Chất Gì?
Platinum là một nguyên tố hóa học, có ký hiệu là Pt. Trong bảng tuần hoàn hóa học, nó có số nguyên tử là 78. Platinum được xem là nguyên tố kim loại nặng nhất. Khi có trọng lượng khoảng 21,45 g/cm3, nguyên tử khối nhẹ hơn kim cương gấp 6 lần. Và nhẹ hơn 21 lần so với nước.
Platinum là kim loại có màu xám trắng, dễ uốn và đặc dẻo. Đây là nguyên tố hiếm có tồn tại trong lớp vỏ Trái Đất. Với mật độ phân bố nhỏ, chiếm chỉ khoảng 5 phần tỷ khối lượng trong vỏ Trái Đất. Platinum thường được tìm thấy tại khu vực Nam Phi, với 80% tổng sản lượng toàn thế giới. Hoặc ở một số quặng đồng và niken.
Tác Dụng Platinum Trong Đời Sống
Với những đặc trưng và tính chất nổi trội như trên. Kim loại Pt đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống:
- Là thành phần quan trọng, của một số loại thuốc chữa bệnh ung thư hiện nay. Bởi vì khả năng có thể xảy ra phản ứng của Pt là cực kỳ thấp. Do đó, chúng được đánh giá khá an toàn cho phía người sử dụng.
- Ngoài ra, Platinum cũng được dùng để tạo ra một số thiết bị y tế. Như máy trợ tim hoặc máy chụp răng giả… Đặc tính của nó là không dễ bị phản ứng với các chất dung dịch. Chính vì thế, Platinum còn được dùng để chế tạo những thiết bị hỗ trợ. Đặt bên trong cơ thể con người.
- Là nguyên vật liệu chính, để tạo ra các một vài thiết bị trong phòng thí nghiệm và phòng khám. Như: nhiệt kế, thiết bị nha khoa, điện trở,…
- Là chất xúc tác để tăng năng suất cho xăng dầu, phân bón, nhựa…
- Gần một nửa số Pt được khai thác và sử dụng, trong các bộ chuyển đổi chất xúc tác. Một phần để giúp ô tô làm giảm các loại khí thải ít độc hại. Vì nó có thể chịu được nhiệt cao và khó xảy ra phản ứng hóa học.
- Platinum khi kết hợp với Cobalt, sẽ tạo ra được nam châm vĩnh cửu. Loại nam chân này sẽ được sử dụng trong các dụng cụ y tế, đồng hồ, máy móc…
- Khoảng 30% lượng Pt được sử dụng để chế tác ra đồ trang sức. Hay những viên kim cương đẹp nhất thế giới.
Đặc Điểm Và Tính Chất Của Platinum
Platinum là một kim loại quý hiếm. Bởi chúng có được những tính chất và đặc điểm nổi trội như sau:
- Số nguyên tử hóa học: 78.
- Ký hiệu nguyên tử: Pt.
- Khối lượng nguyên tử trung bình: 195,1.
- Mật độ khối lượng: 21,45 g/cm3.
- Trạng thái tồn tại: Rắn.
- Nhiệt độ đun sôi: 3825°C (6917°F).
- Nhiệt độ nóng chảy kim loại: 1768,4°C (3215,1°F).
- Số đồng vị tự nhiên (nguyên tử có cùng một số nguyên tố và khác số nơtron): 6.
- Số đồng vị nhân tạo: 37.
- Một số đồng vị phổ biến nhất hiện nay: Pt-195 (chiếm khoảng 33,83% số lượng tự nhiên). Pt-194 (chiếm khoảng 32,97% số lượng tự nhiên). Pt-196 (chiếm khoảng 25,24% số lượng tự nhiên). Pt-198 (chiếm khoảng 7,16% số lượng tự nhiên). Pt-192 (chiếm khoảng 0,78% số lượng tự nhiên). Và cuối cùng là Pt-190 (chiếm khoảng 0,01% số lượng tự nhiên).
- Platinum có đặc tính trơ, có tính dẫn điện, ít bị ăn mòn hay ảnh hưởng bởi Acid. Tan trong một số dung dịch nước cường tan hoặc Halogen Xyanua.
Phân Biệt Platinum Với Vàng Trắng Có Khác Nhau Không?
Bởi vẻ bề ngoài tương đối giống nhau, có khá nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa Platinum và vàng trắng. Tuy nhiên trên thực tế, đây thực chất là hai kim loại khác nhau. Là hai chất liệu được chế tác hoàn toàn trái ngược. Để biết sự khác nhau giữa Platinum và vàng trắng là gì, mời bạn xem những liệt kê bên dưới:
Một số đặc tính để phân biệt Platinum với các kim loại khác:
- Thành phần: 90 – 95% Pt nguyên chất.
- Đặc tính nổi bật: không bị ăn mòn hay ảnh hưởng bởi Acid, dễ uốn dẻo. Có khả năng duy trì độ bóng trong một quãng thời gian.
- Trọng lượng: nặng hơn kim loại vàng.
- Là kim loại quý hiếm, phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Phi (chiếm khoảng 80% tổng sản lượng thế giới). Chủ yếu trong các quặng Đồng và Niken.
- Ứng dụng: Chủ yếu sử dụng trong ngành công nghiệp, trang sức. Là thành phần không thể thiếu trong ngành thiết bị y tế, tự động hóa. Và còn là một tài sản dùng để đầu tư.
Đặc điểm của vàng trắng giúp phân biệt với kim loại Platinum:
- Thành phần: vàng và một lượng nhỏ hợp kim các kim loại khác.
- Đặc tính: không quá trắng sáng, hơi ngả màu. Vì các sản phẩm được làm từ vàng trắng thường có trộn một số nguyên liệu khác. Bề mặt được phủ thêm một lớp Rhodium, để tạo màu sáng trắng rực rỡ.
- Trọng lượng: Nhẹ hơn vàng. Suy ra, cũng sẽ nhẹ hơn Platinum.
- Là kim loại hiếm. Vì được cấu thành từ vàng nên có độ hiếm giống vàng.
- Ứng dụng: Chủ yếu được dùng để làm đồ trang sức.
Phân Biệt Platinum Với Bạc Có Gì Khác Nhau?
Bạc với Platinum có các điểm khác nhau là gì:
- Thành phần: 7,5% là Đồng và 92,5% Bạc.
- Đặc tính riêng: màu trắng đục, độ sáng cao, không bị gỉ.
- Trọng lượng: nhẹ hơn Pt (trọng lượng riêng của Bạc là khoảng 105000 N/m3).
- Có nhiều trong môi trường tự nhiên. Phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
- Ứng dụng: Được sử dụng phổ biến để làm trang sức, đồng xu, các vật dụng gia đình. Hay các thiết bị trong y học, công nghiệp …
Tham khảo:
Giá Platinum Bao Nhiêu Tiền?
Platinum trong thực tế cũng được ứng dụng để làm trang sức cao cấp. Từ xa xưa, các món trang sức như nhẫn, lắc tay hay dây chuyền đều được làm từ Platinum. Và là một trong các món nữ trang vô cùng xa xỉ. Bởi vì việc chế tác những trang sức này, thường tốn công sức và tiền bạc hơn rất nhiều. So với khi chế tác ra các trang sức bằng vàng bạc.
Vậy giá Platinum hiện nay bao nhiêu 1 gam? 1 chỉ sẽ tương đương 3.75 gam; 1 gram bạch kim sẽ bằng với 0.27 chỉ. Giá của Platinum hiện nay là 36,54 triệu/lượng =>
1 gam Platinum = 263.000 đồng.
Tham khảo:
Ứng Dụng Của Platinum Trong Đời Sống
Platinum được xem là một kim loại hiếm và được ứng dụng rất phổ biến. Vậy ứng dụng của Platinum trong đời sống cụ thể là gì? Sau đây là các ứng dụng nổi bật trong các lĩnh vực khác nhau:
Y Học
Có mặt phần lớn trong một số loại thuốc chống ung thư. Bởi vì khả năng xảy ra phản ứng của kim loại Pt là cực kỳ thấp. Vì thế, khi đưa vào sử dụng cho bệnh nhân, thì được đánh giá là khá an toàn.
Bên cạnh đó, Platinum còn được dùng để chế tạo thành một số thiết bị y tế. Như máy trợ tim, máy chụp răng giả. Bởi vì chúng ít bị phản ứng với các chất dung dịch. Nên phù hợp để làm những thiết bị hỗ trợ trong cơ thể con người.
Các thiết bị trong phòng thí nghiệm được làm từ Platinum như: nhiệt kế, thiết bị nha khoa , điện trở…
Công Nghiệp
Platinum được dùng như chất xúc tác, để hỗ trợ tạo ra nhựa, phân bón, xăng dầu … Platinum cũng được sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác. Nhằm giúp làm giảm các loại khí thải ít độc có trong ô tô. Vì nó có tính chịu nhiệt cao và ít xảy ra phản ứng hóa học.
Không những thế, khi kết hợp của Platinum và Cobalt, bạn sẽ thu về được sản phẩm nam châm vĩnh cửu. Đây là loại nam châm sử dụng thường xuyên trong các dụng cụ y tế, đồng hồ, máy móc…
Trang Sức
Khoảng 30% khối lượng Platinum được sử dụng để làm đồ trang sức. Và những viên kim cương đẹp nhất thế giới, cũng thường được trưng bày trong đĩa được làm bằng Pt. Các bộ sưu tập trang sức làm bằng Platinum. Đa phần đều được đánh giá cao có giá trị vô cùng đắt đỏ.
Vì thế, có rất nhiều nhãn hàng nổi tiếng sử dụng Platinum để tạo ra các tác phẩm trang sức.
Giúp sản phẩm có độ bóng cao, ít hao mòn và tăng giá trị sử sử dụng. Vì thế giá thành sản phẩm có giá trị hơn, nhằm nâng cao chất lượng uy tín và thương hiệu của nhãn hàng.
Nhẫn Cưới Platinum Mang Ý Nghĩa Gì Trong Hôn Nhân?
Nhẫn là biểu tượng, tượng trưng cho tình yêu. Chúng cũng được xem là tín vật thiêng liêng và có ý nghĩa quan trọng trong ngày cưới. Nó không chỉ đơn giản là món đồ trang sức đeo bên ngoài. Mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Với độ quý hiếm và sự thuần khiết, nhẫn cưới Platinum hiện rất được nhiều người yêu thích. Và là lựa chọn để gửi gắm giữ gìn tình yêu trường tồn vĩnh cửu của các cặp đôi.
Đại Diện Cho Tình Yêu Thuần Khiết
Nhẫn Platinum sẽ không pha trộn thêm các kim loại khác. Do đó, chúng có độ sáng bóng cao, sáng ngời. Thể hiện cho sự thuần khiết trong tình yêu, một tình yêu trong sáng, mới mẻ. Đây là điều mà bất kỳ một cặp đôi nào cũng mong muốn có được, một sự trong sáng không toan tính khi yêu.
Một Tình Yêu Hiếm
Vì Platinum là kim loại hiếm, nên không lạ gì khi nhẫn cưới được làm từ Platinum cũng toát lên giá trị này. Khi được sử dụng để làm biểu tượng của tình yêu chung thủy. Tình cảm hai người dành cho nhau sẽ mãi mãi không thay thế được, bất cứ ai cũng không có thể thể xen vào. Là điều thiêng liêng của hai người không ai có quyền xâm phạm. Chỉ có 2 trái tim hòa hợp, đan vào nhau.
Hạnh Phúc Trường Tồn
Với đặc tính ít bị ăn mòn, do đó nhẫn cưới Platinum được tăng thêm giá trị bội phần. Hi vọng và chúc phúc cho một tình yêu sẽ son sắt giữa cặp vợ chồng trẻ. Không rạn nứt, không vết xước, hạnh phúc dài lâu. Là lời ước hẹn đi chung đến cuối con đường.
Các Hạn Chế Nhất Định Của Platinum
Platinum có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tương đối cao, khả năng chống ăn mòn tốt và độ dẻo lớn. Đây cũng là điểm yếu để tạo ra đồ trang sức từ Platinum. Do phải mất rất nhiều kỹ năng và thời gian mới có thể tạo ra thành phẩm. Ngoài ra, để chế tác sản phẩm, người thợ kim hoàn cũng đòi hỏi phải có tay nghề cao, lành nghề. Có kinh nghiệm lâu năm trong ngành chế tác trang sức.
Những món trang sức được làm từ Platinum có chất lượng cao, đường nét tinh tế, thể hiện sự đẳng cấp và sang trọng. Song song đó là giá trị thẩm mỹ cao, giá thành vô cùng đắt đỏ. Nên các món trang sức làm từ Platinum thường được ưa chuộng bởi giới thượng lưu.
Cách Nhận Biết Platinum Thật Giả Trên Thị Trường
Do giá trị của các sản phẩm Platinum cao, do đó trên thị trường cũng có rất nhiều loại thật giả lẫn lộn. Và để tránh gặp phải Platinum giả, các bạn hãy bỏ túi một số cách nhận biết Platinum như sau:
- Những món đồ trang sức làm từ Platinum có nguồn gốc từ nước Pháp. Có ký hiệu đóng dấu là đầu của hình một chú chó. Màu sắc Platinum trắng tự nhiên, nên sản phẩm cũng sẽ có độ sáng bóng nhất định.
- Mặc dù giá trị của Platinum cao gấp 1,7 – 2 lần so với vàng trắng. Nhưng khi đặt cạnh nhau, mắt thường rất khó. Để có thể phân biệt đâu là Platinum, đâu là vàng trắng. Tuy nhiên, trọng lượng của trang sức Platinum sẽ nặng hơn so với vàng trắng. Vì Platinum là nguyên tố nặng nhất trong hóa học. Do đó, ta có thể dựa vào trọng lượng để phân biệt được. Màu sắc của các sản phẩm từ Pt sẽ bền đẹp theo thời gian.
- Mặc khác, giá thành của Platinum cao hơn nhiều so với các sản phẩm kim loại khác. Bởi chúng là kim loại hiếm, được gia công kỹ càng và tỉ mỉ hơn.
Cách Làm Sáng Platinum Đơn Giản Nhất
Platinum là kim loại không bị ăn mòn bởi dung dịch Acid. Nên những món đồ trang sức làm từ chúng, rất ít bị hoen gỉ qua thời gian. Tuy nhiên, việc thường xuyên sử dụng sẽ khiến cho sản phẩm dễ bị bám bụi. Làm cho trang sức Platinum không được sáng bóng như lúc đầu.
Vì thế, để làm sáng trang sức Platinum. Quý khách hàng có thể thực hiện các cách sau:
- Bước 1: Pha nước ấm cùng dung dịch amoniac : bột giặt. Với tỉ lệ 1 : 1.
- Bước 2: Ngâm trang sức Platinum cần làm sạch vào phần nước đã pha trong 15 – 20 phút.
- Bước 3: Sau đó dùng bàn chải chà nhẹ để làm sạch các kẽ hở bám bụi.
- Bước 4: Nhúng trang sức vào dung dịch làm sạch thêm vài lần nữa. Rồi rửa bằng nước lạnh.
- Bước 5: Dùng khăn lau nhẹ trang sức và để khô trước khi mang cất giữ.
Kết Luận
Trên đây là một số thông tin liên quan về Platinum là gì? Hy vọng BankCredit đã giúp bạn hiểu rõ về dòng kim loại quý hiếm này. Từ đó có thể lựa chọn ra được món trang sức làm từ Platinum phù hợp với yêu cầu.
Thông tin được biên tập bởi: BankCredit.vn
- Giá vàng sinh diễn hôm nay.
- Giá vàng kim long đồng tháp hôm nay.
- Giá vàng Kim Định ngày hôm nay
- Giá vàng Sinh Diễn ngày hôm nay